Ngày 6/6 Vinamilk chốt quyền trả nốt cổ tức 15%

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã: VNM) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức còn lại năm 2017 là 15% bằng tiền mặt vào ngày 6/6.
Ngày 6/6 Vinamilk chốt quyền trả nốt cổ tức 15%

Với tỷ lệ cổ tức tiền mặt là 15% vốn điều lệ, Vinamilk dự kiến chi khoảng 2.177 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2017 cho các cổ đông.

Tính chung, mức cổ tức năm 2017 mà Vinamilk chi trả là 50%, với tổng giá trị hơn 7.250 tỷ đồng. Trong đó, công ty đã thực hiện thanh toán cổ tức làm 2 đợt (20% đã được thanh toán vào tháng 8/2017 và 15% trả vào tháng 12/2017).

Theo BCTC quý 1/2018 hợp nhất, đến hết tháng 3 Vinamilk ghi nhận lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 7.912 tỷ đồng. Lượng tiền mặt cuối kỳ trên báo cáo 563,4 tỷ đồng.

"Cùng với việc trả cổ tức tiền mặt, Vinamilk cũng thông báo ngày 6/9/2018 sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 là 20% và phát hành cổ phiếu thưởng là 40% vốn điều lệ. Số tiền cổ tức tiền mặt dự chi là 2.900 tỷ đồng. Và phát hành 290 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 5:1.

Trong quý 1/2018, Vinamilk ghi nhận doanh thu thuần 12,1 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.683 tỷ đồng, giảm 9% cùng kỳ năm trước. Chỉ số EPS tương ứng 1.677 đồng/CP.

Theo kế hoạch kinh doanh được ĐHCĐ thường niên 2018 phê duyệt, Vinamilk vẫn duy trì mức tăng trưởng như năm trước, gồm: doanh thu 55.500 tỷ đồng (tăng 8,5%), lợi nhuận trước là 12.800 tỷ đồng và sau thuế lãi 10.752 tỷ đồng, chỉ tăng khoảng gần 5% so với năm trước. Tỷ lệ cổ tức năm 2017 là 50% bằng tiền, được chi trả thành 3 đợt cho cổ đông. Công ty dự kiến vẫn chia cổ tức 50% bằng tiền trong năm nay. 

Trước kết quả kinh doanh tăng trưởng ì ạch, cổ đông chất vấn ban lãnh đạo về chiến lược trong thời gian tới, định hướng cho thị trường xuất khẩu, sản xuất sản phẩm sữa Oganic… Lãnh đạo Vinamilk thừa nhận sự tăng trưởng ì ạch này đã được nội bộ nhìn nhận, song giải thích “bất động sản đang ở thời điểm tăng trưởng cao, trong khi tốc độ tăng trưởng ngành sữa chỉ khoảng 5-7%. Doanh nghiệp nào muốn lấy thị phần thì phải có mức tăng trưởng trên 7%”. Hiện nay, Vinamilk đang chiếm 58% thị phần sữa nội địa và công ty đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ 60% thị phần, tính trung bình mỗi năm tăng 1% thị phần (riêng năm 2017 tăng 2%). Do đó, lãnh đạo Vinamilk cho rằng sự phát triển nhanh hay chậm của mỗi doanh nghiệp là kế hoạch dài hạn, không thể so sánh giữa ngành sản xuất tiêu dùng và bất động sản. Ngành sữa vẫn còn cơ hội phát triển trong 5-10 năm tới.

Mặc dù tăng trưởng chậm lại song quy mô nợ của Vinamilk năm 2017 tăng đột biến tới 54,8% lên mức 10.794 tỷ đồng. Hệ số nợ/tổng tài sản tăng lên mức 31%, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 45%. Trong số này, Vinamilk cũng “tích cực” đi vay nợ (543 tỷ đồng), nợ tiền nhà cung cấp (3.965 tỷ đồng), nợ người mua hàng trả tiền trước (360 tỷ đồng)…

Đến cuối năm 2017, Vinamilk vẫn ghi nhận hơn 383,3 tỷ đồng tiền nợ thuế phải nộp về Ngân sách Nhà nước và nợ khoảng 203 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Ngoài ra, công ty còn phải trả vào Quỹ khen thưởng và phúc lợi gần 692,5 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với số nợ của năm trước.

Đến hết quý 1/2018, tổng nợ phải trả giảm xuống còn 9.038 tỷ đồng, trong đó, chiếm tới 93,4% tổng nợ, tương ứng 8.442 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng lên 26.290 tỷ đồng.

>> Tăng trưởng ì ạch, “bò sữa” Vinamilk bỗng gánh nợ khủng

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...