Nghi vấn Petrolimex đang giấu lãi?

Kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2019 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã: PLX).
Nghi vấn Petrolimex đang giấu lãi?

Cụ thể, sau soát xét lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Petrolimex giảm nhẹ xuống 2.528 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ cũng giảm nhẹ đạt 1.449 tỷ đồng.

Tại BCTC tự lập, trong 6 tháng đầu năm 2019 doanh thu thuần đạt 91.695 tỷ đồng, giảm 5,1% so với nửa đầu năm ngoái. Tuy nhiên chi phí giá vốn giảm, chi phí tài chính giảm nhờ giảm lỗ chênh lệch tỷ giá, nên Petrolimex báo lãi trước thuế 3.060 tỷ đồng, hoàn thành 58,3% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.545 tỷ đồng, tăng 11% so với lợi nhuận đạt được nửa đầu năm ngoái.

Đáng chú ý, tại BCTC soát xét của Petrolimex cho biết, tại ngày 30/6 một công ty con của Petrolimex đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho số tiền 135 tỷ đồng dựa trên ước tính về sự suy giảm giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho đến cuối năm 2019. Việc ghi nhận này chưa phù hợp với các qui định của chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo đó dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần được lập dựa trên ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được tại ngày kết thúc kỳ kế toán (tức ngày 30/6).

Kiểm toán viên cho biết nếu Petrolimex ghi nhận dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng quy định, chỉ tiêu giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ cùng lợi nhuận kế toán trước thuế sẽ tăng thêm tương ứng 135 tỷ đồng.

Theo đó, Petrolimex phải hạch toán thuế, các khoản phải nộp Nhà nước và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm 27 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Petrolimex sẽ tăng 64 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía Petrolimex, nhu cầu về sản lượng tiêu thụ của các hãng hàng không tăng cao vào những tháng cuối quý 2, quý 3 nên CTCP Nhiên liệu bay Petrolimex (công ty con do Petrolimex nắm 59% vốn) đã nhập hàng dự trữ nhằm đảm bảo nguồn cung ứng cho nhu cầu. Tuy nhiên, do các khách hàng lớn giảm sản lượng mua nên tồn kho tăng cao.

Hơn nữa, giá xăng dầu diễn biến không ổn định trong quý II/2019 (tăng trong hai tháng đầu quý và giảm vào tháng cuối quý) xu hướng này dự báo sẽ vẫn còn tiếp tục cho đến cuối năm.

Do đó, thay vì trích lập dự phòng dựa theo giá trị thuần có thể thực hiện được tại ngày cuối kỳ kế toán thì Petrolimex trích lập dựa trên những ước tính về sự suy giảm giá trị thuần của hàng tồn kho đến cuối năm 2019 theo nguyên tắc thận trọng.

>> Vietnam Airlines nói gì về việc “giấu lãi” 136 tỷ đồng? 

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...