Cũng giống như những ngành lớn và lâu đời, lĩnh vực này tăng trưởng một cách chậm chạp: thị trường hàng tiêu dùng thông thường tăng trưởng không nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP, thậm chí còn chậm hơn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm, cổ phiếu của những công ty sản xuất hàng tiêu dùng thường có khuynh hướng đem lại lợi nhuận vững chắc và khá ổn định, điều này làm chúng trở thành khoản mục đầu tư dài hạn trong danh mục của bạn.
Công ty kiếm lời từ hoạt động sản xuất
Những công ty sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra lợi nhuận theo kiểu truyền thống: chúng sản xuất ra sản phẩm và bán cho người tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị, những khách hàng bán sỉ và các cửa hàng bán lẻ. Còn các công ty sản xuất đồ uống thì bán sản phẩm của họ thông qua hệ thống phân phối.
Hoạt động trong ngành nhanh chóng đạt đến trạng thái bão hòa, chúng thường hay thôn tính và hợp nhất lại với nhau. Các công ty trong lĩnh vực này chi phí khá tốn kém cho phát triển sản phẩm mới. Kinh nghiệm của các công ty hàng đầu trong ngành này cho thấy, con đường đến với sự thành công thường gặp nhiều thất bại. Nếu một sản phẩm mới không cho thấy một dấu hiệu khả quan nào trong khoảng thời gian thử nghiệm thì những nhà quản lý cửa hàng không sẵn lòng trưng bày sản phẩm này lên kệ hàng của họ.
Do đó, tốc độ tăng doanh số của nó chỉ ở mức khiêm tốn, cao lắm cũng chỉ đạt mức tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu một công ty có tốc độ tăng trưởng này cao thì bạn phải cẩn thận với những bút toán hạch toán của họ.
Trên thị trường Việt Nam, nhà đầu tư chứng kiến khá nhiều công ty con trong các “tập đoàn” của họ được hình thành, do đó việc tăng doanh số quá mức không ngoài lý do có sự đóng góp từ doanh thu “nội bộ” của các công ty con này.
Giảm chi phí hoạt động
Do tăng trưởng doanh thu của các công ty trong ngành thấp nên tăng trưởng lợi nhuận phải dựa trên một cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp lý. Các công ty trong ngành luôn tìm cách giữ cho mức hàng hóa tồn kho thấp và giá rẻ, những nhà sản xuất hàng tiêu dùng phải có cơ cấu sản xuất tinh gọn và linh động.
Một phương pháp hiệu quả và đã được thử nghiệm để trở thành một nhà sản xuất tinh gọn là phải tái cấu trúc trên diện rộng, vốn rất tốn kém trong ngắn hạn nhưng lại được đền bù bằng hiệu quả trong dài hạn. Liệu rằng, sau một mùa Trung thu, chúng ta thường nhìn thấy những ngày tháng bán “đại hạ giá” sản phẩm, việc tổ chức sản xuất này còn kém hiệu quả, tuy nhiên không thể không “đại hạ giá” vì hàng không bán thì phải bỏ. Tập trung quá nhiều vào cắt giảm chi phí mà quên đi việc gia tăng các sản phẩm mới cũng cho thấy tác hại của chiến lược này.
Ngày nay, các dòng sản phẩm của Colgate cho thấy hình thức “sao chép” sản phẩm của công ty khác. Colgate quá tập trung vào việc cắt giảm chi phí, trong khi Procter & Gamble lại tăng chi tiêu cho việc quảng cáo và nghiên cứu sản phẩm mới. Cắt giảm chi phí là quan trọng, nhưng nó có thể gây hại cho kết quả kinh doanh trên dài hạn của công ty nếu là quá mức.