TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) vừa chính thức phát hành hơn 1,74 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:8, nhằm mục tiêu tăng vốn điều lệ.

Nguồn vốn phát hành được trích từ lợi nhuận giữ lại và thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm cuối năm 2023, với gần 9.192 tỷ đồng từ thặng dư và 8.242 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Đặc biệt, số cổ phiếu phát hành thêm hoàn toàn không bị hạn chế chuyển nhượng.

Sau đợt phát hành, tổng số lượng cổ phiếu của TCBS đạt hơn 1,96 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên 19.613 tỷ đồng. Thành tích này giúp TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI). Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng.

Kế hoạch tăng vốn ấn tượng này của TCBS đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Sau đó, vào ngày 25/6, Hội đồng quản trị của công ty đã phê duyệt phương án cụ thể.

Tuy nhiên, vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng quản trị TCBS đã thông qua thay đổi kế hoạch triển khai tăng vốn, bao gồm như không giới hạn việc: rút hồ sơ đăng ký phát hành đã nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt các nội dung liên quan đến việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu; thực hiện các công việc, thủ tục liên quan đến việc thay đổi kế hoạch triển khai phương án phát hành.

Là công ty con của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với tỷ lệ sở hữu lên đến 94%, TCBS đang chứng minh vị thế vững mạnh trong ngành tài chính. Trước đó, trong quý 2/2023, công ty đã phát hành thành công 105 triệu cổ phiếu với giá chào bán 97.542 đồng/cổ phiếu, thu về 10.242 tỷ đồng. Số cổ phiếu này được Techcombank mua trọn, nâng tỷ lệ sở hữu tại TCBS từ 88,7% lên 94%.

Thời gian gần đây, cuộc đua tăng vốn trong ngành chứng khoán đang diễn ra sôi động. Các tên tuổi lớn như VNDirect, SHS, Vietcap, HSC... đều lần lượt công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua nhiều hình thức như chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành riêng lẻ, và chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Động thái này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu margin ngày càng cao của thị trường, mà còn đón đầu Nghị định 68, cho phép nhà đầu tư tổ chức nước ngoài mua chứng khoán mà không cần ký quỹ 100%, chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.

Quay trở lại với TCBS, công ty chứng khoán này tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành với dư nợ cho vay gần 25.500 tỷ đồng vào cuối quý 3/2024. Đặc biệt, TCBS là công ty chứng khoán duy nhất ghi nhận lợi nhuận trước thuế trên 1.000 tỷ đồng trong quý 3, đạt gần 1.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận quý 3 của công ty giảm so với cùng kỳ năm trước và quý 2/2024.

Bước sang năm 2024, TCBS đặt mục tiêu đầy tham vọng với kế hoạch doanh thu 6.420 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.700 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với năm trước. Sau 9 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 90% mục tiêu doanh thu và vượt 4% chỉ tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, TCBS dự kiến chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 55%, sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại từ các năm 2021 và 2022, tiếp tục khẳng định sức mạnh tài chính và chiến lược phát triển bền vững.

Xem thêm

"Mưa" thưởng ESOP: Một mũi tên trúng nhiều đích

"Mưa" thưởng ESOP: Một mũi tên trúng nhiều đích

Dù ESOP là một chiến lược tối ưu giúp tăng vốn và củng cố đội ngũ nhân viên, nhưng nếu không cẩn trọng, nó có thể khiến một số cổ đông không hài lòng, từ đó gây ra những xung đột lợi ích...

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...