Ngồi ghế cổ đông lớn chưa “ấm”, Him Lam Land đã vội bán ra cổ phiếu SGN

Mới trở thành cổ đông lớn tại SGN được 1 tháng, Him Lam Land lại bán ra gần 1 triệu cổ phiếu và giảm sở hữu xuống dưới 5%.
Him Lam Land

Công ty Cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam (Him Lam Land) vừa có thông báo về việc đã bán ra 980.000 cổ phiếu SGN của Công ty Cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn để giảm sở hữu từ 7,6% về còn 4,7% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 7/7.

Sau giao dịch, Him Lam Land không còn là cổ đông lớn tại SGN, điều này đồng nghĩa với việc không phải công bố biến động sở hữu khi dưới 5% vốn điều lệ. Tạm tính ở mức giá đóng cửa phiên 7/7 là 74.000 đồng/cổ phiếu, Him Lam Land thu về khoảng 72,5 tỷ đồng.

Động thái này diễn ra chỉ sau 1 tháng Him Lam Land trở thành cổ đông lớn của SGN. Trước đó, trong phiên 1/6, Him Lam Land đã mua vào 2.557.245 cổ phiếu SGN để nâng sở hữu từ 0% lên 7,6% vốn điều lệ.

Cần lưu ý, tại phiên 1/6, cổ phiếu SGN không ghi nhận bất kỳ giao dịch khớp lệnh hay thỏa thuận nào. Tuy nhiên, cũng tại phiên này, Công ty Cổ phần đầu tư Khai thác Cảng (IMP Corp) đã bán ra toàn bộ 2.557.245 cổ phiếu SGN để giảm sở hữu từ 7,6% về còn 0% vốn điều lệ. Khối lượng cổ phiếu SGN mà Him Lam Land mua vào đúng bằng khối lượng mà IMP Corp sở hữu bán ra, vì thế có khả năng đây là thương vụ giao dịch thoả thuận giữa hai đơn vị này.

Mặc dù giá trị thương vụ vẫn được giữ kín nhưng nếu tính theo thị giá trên sàn của SGN ngày 1/6 là 73.500 đồng/cp, số tiền mà Him Lam Land đã chi ra để thay thế vị trí cổ đông lớn của IMP Corp có thể lên tới gần 200 tỷ đồng.

Được biết, IMP Corp tham gia vào SGN từ cuối năm 2014, cùng với VietJet và Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hoàn Lộc Việt là 3 nhà đầu tư chiến lược tham gia mua thoả thuận lần lượt 13%, 4% và 2,25% cổ phần SGN, với giá theo hợp đồng là 14.100 đồng/cổ phiếu, thời hạn nắm giữ cổ phần là 5 năm. So với giá bình quân trong phên IPO của SGN diễn ra sau đó là 44.693 đồng/cổ phiếu thì mức giá này thấp hơn nhiều.

Như vậy, tạm tính theo mức giá đóng cửa phiên 1/6, cổ phiếu SGN giao dịch ở mức 73.500 đồng/cổ phiếu, IMP Corp chốt lời thành công với khoản thu về gấp 5,2 lần giá vốn hồi năm 2014.

Đây không phải lần đầu tiên IMP Corp kiếm bộn tiền từ việc bán cổ phiếu SGN. Trước đó, năm 2019, IMP Corp cũng đã sang tay trọn lô hơn 1,7 triệu cổ phiếu SGN cho Vietjet với giá 141,5 tỷ đồng, tương đương 81.400 đồng/cổ phiếu, gấp gần 6 lần giá đầu tư ban đầu.

Him Lam Land
Diễn biến thị giá cổ phiếu SGN trong thời gian qua không có nhiều biến động

Trước SGN, Him Lam Land cũng được biết đến trong lĩnh vực hàng không khi gắn bó với Bamboo Airways. Điều này thể hiện ở việc kể từ tháng 8/2022, ông Dương Công Minh, Nhà sáng lập của Him Lam Land đã trở thành Cố vấn cấp cao Hội đồng quản trị Bamboo Airways.

Hơn nữa, tại một cuộc phỏng vấn Tổng Giám đốc Bamboo Airways Nguyễn Mạnh Quân từng cho biết vào thời điểm cam go nhất, Công ty Cổ phần Him Lam đã cho Bamboo Airways vay 8.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, Bamboo Airways còn mượn tiền từ một cá nhân hơn 7.700 tỷ đồng. Người được nhắc đến là ông Lê Thái Sâm, Thành viên Hội đồng quản trị Bamboo Airways và cũng là thể nhân có tương tác tích cực đến hệ sinh thái của ông Dương Công Minh.

Trong đó, ông Sâm từng là Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (DIC), công ty liên kết của DIC Corp (mã chứng khoán: DIG) giai đoạn 2009-2012. Đặc biệt, Him Lam Land của ông Dương Công Minh từng hiện diện tại DIC Corp với vai trò cổ đông lớn giai đoạn 2020 - 2022.

Ngoài ra, ông Sâm từng là Thành viên Hội đồng Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Suối Dầu (Sudazi) giai đoạn 2016-2020. Trong đó, Sudazi là doanh nghiệp phát triển dự án Khu công nghiệp Suối Dầu quy mô 133,95 ha tại tỉnh Khánh Hoà. Dự án này do Công ty Thương mại và Đầu tư Khánh Hoà (TIC), doanh nghiệp có nhiều giao dịch tài chính với Công ty Chứng khoán Liên Việt và LienVietPostBank làm chủ đầu tư.

Trước đó, ông Lê Thái Sâm cũng từng dùng 125.000 cổ phần BAV thế chấp tại LienVietPostBank để đảm bảo cho một khoản vay cá nhân tại ngân hàng.

Nhìn vào sự sợi dây liên kết giữa các cổ đông lớn mới xuất hiện trong cơ cấu cổ đông của SGN cho thấy, Him Lam đang không che dấu tham vọng xây dựng một hệ sinh thái hàng không toàn diện, bên cạnh hệ sinh thái bất động sản- tài chính vốn đã gắn liền với tên tuổi của họ.

Do vậy, việc bán ra cổ phiếu SGN chỉ mới sau 1 tháng sở hữu của Him Lam Land đã gây bất ngờ lớn cho giới đầu tư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...