Người Việt có xu hướng chi nhiều tiền để hút thuốc lá đắt hơn

Tiêu thụ thuốc lá điếu tiếp tục có xu hướng chuyển dịch từ phân khúc phổ thông lên phân khúc trung cấp do nhu cầu của người tiêu dùng...
Người Việt có xu hướng chi nhiều tiền để hút thuốc lá đắt hơn

Dự báo, sức mua của thị trường trong nước 6 tháng cuối năm sẽ tăng so với đầu năm. (Ảnh minh họa)

Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng sản xuất thuốc lá bao các loại đạt 2,8 tỷ bao, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, thị trường thuốc lá điếu nội tiêu có dấu hiệu tăng trưởng trong nửa đầu năm 2018. Xu hướng tiêu thụ thuốc lá điếu tiếp tục có xu hướng chuyển dịch từ phân khúc phổ thông lên phân khúc trung cấp do nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong phân khúc này ngày càng gay gắt, công tác sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn do diện tích vùng trồng có xu hướng bị thu hẹp.

Cụ thể, nhóm sản phẩm thuốc lá điếu phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm nội tiêu của ngành, nhưng nhóm sản phẩm này gặp nhiều khó khăn khi tình trạng buôn lậu thuốc lá vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ.

Đối với phân khúc trung cấp, các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh gay gắt khi hầu hết doanh nghiệp đều hướng tới sản phẩm này. Chỉ riêng sản phẩm cao cấp có sản lượng và tiêu thụ ổn định.

Tính chung 6 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất thuốc lá bao các loại đạt 2,8 tỷ bao, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Bộ Công Thương nhận định, theo chu kỳ hàng năm, sức mua của thị trường trong nước 6 tháng cuối năm sẽ tăng so với đầu năm do cuối năm có nhiều dịp lễ, hội. Tuy nhiên, ngành thuốc lá vẫn gặp phải nhiều khó khăn do mức độ cạnh tranh trong ngành tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.

Cùng với đó, tình trạng buôn bán thuốc lá lậu tại một số địa phương có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng từ 1/1/2019 và suất tính Quỹ Phòng, chống tác hại củathuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng từ 1/5/2019 sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu giá sản phẩm và việc ổn định thị trường tiêu thụ.

Đáng chú ý, báo cáo của Bộ Công Thương cũng đề cập đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhóm ngành sản xuất đồ uống.

Theo đó, tính chung 6 tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất duy trì mức tăng trưởng khá. Ngành sản xuất đồ uống tăng 9,3% so với cùng kỳ; sản lượng bia các loại tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Dự kiến tăng trưởng sản lượng sản xuất bia năm 2018 sẽ tăng khoảng 5 - 6% so với năm 2017.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cũng cho rằng, ngành sản xuất đồ uống có thể gặp phải một số khó khăn như việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt gây áp lực tăng giá bán, dẫn đến sản lượng tiêu thụ giảm; sản phẩm rượu bị cạnh tranh với các sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc.

Trong lĩnh vực nước giải khát, các hãng cạnh tranh nhau gay gắt; vấn nạn hàng giả hàng nhái cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành cần chủ động tiết giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Theo Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng thế giới vẫn tăng mạnh dù đồng USD leo thang, trong nước, vàng miếng SJC thêm nửa triệu đồng/lượng ở cả chiều mua - bán...