Nhập khẩu nguyên liệu từ EU: Doanh nghiệp Việt đang tận dụng tương đối tốt lợi thế từ EVFTA

Với việc xóa bỏ ngay tới 85,6% dòng thuế khi EVFTA có hiệu lực, nhiều ngành hàng của Việt Nam có lợi thế vì giảm được chi phí nhập khẩu nguyên liệu từ EU.

Việc có lợi thế khi nhập khẩu nguyên liệu từ EU kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Hữu Hưng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ - Bộ Công Thương cho rằng: Từ trước đến nay nói đến vấn đề lợi thế từ EVFTA thì chúng ta nói rất nhiều đến xuất khẩu.

Chúng ta không thể phủ nhận EVFTA đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang 27 nước thành viên khu vực Châu Âu.

Ông Hưng thông tin, trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước khu vực EU đã đạt hơn 57 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 14% so với năm 2020. Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 52 tỷ đô la Mỹ.

Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bây giờ không chỉ tập trung vào các thị trường như Đức, Pháp và Hà Lan như trước đây, mà các nhóm hàng xuất khẩu của chúng ta đã đẩy mạnh tăng trưởng đều cao hơn ở các thị trường khác, các thị trường nhỏ, các thị trường ngách như khu vực Bắc Âu, Nam Âu hay là khu vực Đông Âu, ông Hưng nói.

Doanh nghiệp Việt đang tận dụng tương đối tốt lợi thế của EVFTA để nhập khẩu nguyên liệu từ EU
Doanh nghiệp Việt đang tận dụng tương đối tốt lợi thế của EVFTA để nhập khẩu nguyên liệu từ EU

Vẫn theo ông Hưng, về nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, theo chúng tôi ghi nhận tăng trưởng rất nhiều. Trong đó, các nhóm chủ yếu là máy móc, thiết bị, sản phẩm linh kiện điện tử và các nguồn nguyên liệu từ khu vực Châu Âu.

Nhóm sản phẩm máy móc, linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử chiếm tới 24% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022. Bên cạnh đó nhóm hàng nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của Việt Nam cũng trên 10%, trong đó 8% là nhóm hàng các sản phẩm hóa chất.

Như vậy, chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp đã tận dụng tương đối tốt lợi thế từ EVFTA để nhập khẩu các thiết bị máy móc, các nguồn nguyên liệu từ các nước Châu Âu. Chính những thiết bị máy móc, những nguồn nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ cho chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

Từ những thiết bị máy móc chất lượng tốt, nguồn nguyên liệu chất lượng tốt của EU, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra những sản phẩm tăng được giá trị, từ đó chúng ta cũng đã tăng kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam.

Cụ thể hơn, tại tọa đàm “Tận dụng lợi ích từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA”, ông Đinh Văn Hiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc - Công ty Cổ phần Tập đoàn DKNEC cho biết: Là doanh nghiệp cũng thường xuyên nhập khẩu những thiết bị từ châu Âu, Tập đoàn DKNEC đã làm việc với khá nhiều hãng nổi tiếng của Đức và một số quốc gia khác như Ý, Đan Mạch.

Trước đây, khi chưa có EVFTA thông thường giữa thuế nhập khẩu CKD (Completely Knocked Down - Xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được nhập khẩu) và thuế nhập khẩu IKD (Incompletely Knocked Down - Bộ linh kiện không hoàn chỉnh) có rất nhiều mức khác nhau nhưng thường rất cao. Ví dụ như về hệ thống tự động hóa, một hệ thống PLC (Programmable Logic Controller - Thiết bị cho phép lập trình thực hiện các thuật toán điều khiển logic) sẽ có phần thuế 5%, có phần 10% và có phần thì từ 12 - 15%.

Theo quan điểm của ông Hiến, kể từ khi có EVFTA, thuế nhập khẩu những máy móc, thiết bị hiện đại CKD là 0%. Như vậy, với những ưu đãi từ EVFTA, các doanh nghiệp sản xuất sẽ có điều kiện tốt hơn để giảm giá thành đầu tư vì phần nhập khẩu nguyên liệu đầu vào với giá rẻ.

Đặc biệt, theo ông Hiến là chúng ta không bị đứt gãy nguồn cung nguyên liệu sản xuất.

Ông Đỗ Hữu Hưng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ - Bộ Công Thương
Ông Đỗ Hữu Hưng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ - Bộ Công Thương

Vẫn theo ông Hiến, "Dựa vào những cơ hội từ EVFTA, Việt Nam sẽ sản xuất ra những sản phẩm mà từ xưa đến nay chúng ta chưa nghĩ tới. Và có cơ hội xuất khẩu được nhiều sản phẩm ra nước ngoài, kể cả sản phẩm công nghệ cao".

Theo ông Hưng, thời gian qua Bộ Công Thương đã triển khai rất tốt những cơ chế hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Âu. Bên cạnh đó, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ phối hợp rất chặt chẽ với các doanh nghiệp và các cơ quan nước sở tại để tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được thị trường khu vực Châu Âu.

Cụ thể, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu thông tin về thị trường, cập nhật thường xuyên xu hướng tiêu dùng của các nước EU tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thông qua các hội thảo, chương trình tập huấn.

Thời gian tới, để đẩy mạnh hơn nữa việc kết nối các nhà thu mua của châu Âu và các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, sẽ tiếp tục cập nhật thường xuyên các thông tin về thị trường và giới thiệu sâu rộng với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam các sự kiện được tổ chức trong thời gian tới, để chúng ta có thể đẩy mạnh kết nối các nhà thu mua của châu Âu và các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...