Nhiều bất cập trong phương án cổ phần hoá của “ông lớn” HUD

HUD là một trong 4 “ông lớn” ngành xây dựng sẽ được cổ phần hoá trong 2017. Tuy nhiên, tại văn bản trả lời Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã chỉ ra nhiều bất cập trong phương án cổ phần ho
Nhiều bất cập trong phương án cổ phần hoá của “ông lớn” HUD

Nhà nước nắm giữ 51% vốn tại HUD đến hết năm 2019

Mới đây Bộ Kế hoạch và đầu tư đã có công văn phúc đáp Văn phòng Chính phủ liên quan đến phương án cổ phần hoá Công ty mẹ, Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) thuộc Bộ Xây Dựng.

Tại văn bản này, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đưa ra nhiều điểm bất hợp lý trong kế hoạch bán cổ phần của Bộ Xây dựng, kiến Nghị Chính phủ và các bộ liên quan xem xét và quyết định.

Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, tại thời điểm 31/12/2014, giá trị doanh nghiệp của HUD là 10.943 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là hơn 3.400 tỷ đồng. Theo phương án cổ phần, HUD sẽ cổ phần hoá theo hình thức bán một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Cơ cấu vốn điều lệ theo đó dự kiến như sau: Nhà nước nắm 51%, cổ đông chiến lược 25%, cán bộ công nhân viên nắm 0,31%, nhà đầu tư bên ngoài năm 23,69%. Mức giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phiếu. Giá bán cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo hình thức thỏa thuận trực tiếp sau khi đã bán đấu giá công khai, nhưng không thấp hơn giá giao dịch thành công thấp nhất.

Bộ Xây dựng đã đề xuất tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp là 51% với lý do HUD nắm giữ nhiều đất đai, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, căn cứ vào danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, HUD thuộc diện nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ sau cổ phần.

Đến ngày 17/3/2017, theo kết luận của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ về việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, HUD thuộc diện cổ phần hoá, bán bớt phần vốn nhà nước, nắm giữu 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019.

Do vậy, đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào phương án cổ phần hoá về tỷ lệ vốn do Nhà nước nắm giữ tại HUD sau cổ phần hoá.

HUD không cần nhà đầu tư chiến lược

Về đề xuất bán 25% cổ phần tại HUD cho nhà đầu tư chiến lược của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng HUD không cần thiết có nhà đầu tư chiến lược.

Theo lý giải của Bộ này, nhà đầu tư chiến lược là những nhà đầu tư có thể hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. HUD là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về phát triển nhà ở và thị trường bất động sản nên không cần thiết phải có nhà đầu tư chiến lược.

Do vậy, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Bộ Xây dựng đấu giá rộng rãi, công khai toàn bộ cổ phần Nhà nước thoái đợt này tại HUD nhằm tăng sức hấp dẫn trong việc đấu giá lần đầu, tránh thất thoát vốn Nhà nước.

Xác định lại giá trị tài sản HUD trước IPO

Về kiến nghị của Bộ Xây dựng cho phép lấy kết quả xác định giá trị doanh nghiệp này ngày 31/12/2014 như trên để làm căn cứ xác định giá trong IPO, Bộ Kế hoạch và đầu tư trích dẫn Thông tư của Bộ Tài chính nêu rõ: "Việc công bố giá trị doanh nghiệp và IPO cách thời điểm xác định giá trị không quá 18 tháng, trừ các trường hợp đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ".

Như vậy, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư trường hợp xác định giá của HUD đã quá 29 tháng nên không tránh khỏi khả năng có nhiều biến động về giá trị tài sản. Đặc biệt, HUD là doanh nghiệp hàng đầu về phát triển nhà ở, thị trường bất động sản, việc cổ phần hóa cần thực hiện cẩn trọng, đảm bảo tính đầy đủ giá trị đất đai, tránh thất thoát cho Nhà nước.

Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Thủ tướng cho phép Kiểm toán Nhà nước vào cuộc rà soát để cập nhật, bổ sung giá trị doanh nghiệp trước khi định giá để cổ phần hoá.

Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, các dự án của HUD chưa hoàn thành và dự án có trích trước chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng để tiếp tục đầu tư đang được hạch toán tại tài khoản chi phí phải trả gần 3.800 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ cho phép HUD tiếp tục sử dụng nguồn chi phí trích trước sau khi cổ phần doanh nghiệp nếu sử dụng không hết phần chênh lệch sẽ nộp lại ngân sách.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và đầu tư khẳng định: Từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến nay đã gần 30 tháng, khoản chi phí trích trước này cũng đã được sử dụng một phần để hoàn thành các hạng mục cam kết.

Do đó, Bộ đề nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính tính toán cụ thể số liệu chi trước đầu tư đến thời điểm IPO để quyết toán dứt điểm các khoản mục, trường hợp có chênh lệch thì ghi đầy đủ vào giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đảm bảo không thất thoát vốn Nhà nước.

Trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị tạm loại trừ toàn bộ giá trị tài sản tại 22 cơ sở nhà đất ở Hà Nội với tổng giá trị 19 tỷ đồng, lý do Bộ này đưa ra đến thời điểm hiện nay là Hà Nội chưa có ý kiến chính thức cuối cùng về phương án sử dụng đất của công ty HUDS (Công ty TNHH MTV Dịch vụ Nhà ở và khu đô thị - công ty con của HUD) có tài sản trên.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, UBND Hà Nội đã có ý kiến về việc HUDS tạm giữ lại, tiếp tục quản lý, sử dụng 10 cơ sở Nhà đất, còn lại thực hiện bàn giao cho Hà Nội 12 cơ sở nhà, đất đất đang sử dụng không đúng mục đích được giao.

Vì vậy, Bộ KH&ĐT đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo tính toán điều chỉnh xử lý chênh lệch tính giá trị thực tế số giá trị tài sản còn lại sau khi đã giao cho Hà Nội như trên.

Theo N.Mạnh/ Bizlive

>> "Con cưng" HUD trị giá 11.000 tỷ, sắp IPO với giá khởi điểm 10.000 đồng/CP

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...