Nhiều 'bệ đỡ" cho Bất động sản nghỉ dưỡng vùng duyên hải Bắc Bộ

Với điều kiện thuận lợi về vị trí, khí hâụ, các chuyến gia cho rằng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vùng duyên hải Bắc Bộ sẽ khởi sắc và đây sẽ là xung lực cho thị trường bất động sản của khu vực nói chung.
Vùng duyên hải Bắc Bộ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Vùng duyên hải Bắc Bộ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa tổ chức Hội thảo “Xung lực thị trường Bất động sản Du lịch nghỉ dưỡng Vùng Duyên hải Bắc Bộ”.

Theo VARS, nền kinh tế Việt Nam nói chung, lĩnh vực bất động sản nói riêng đã trải qua một năm với những biến động chưa từng có. Trong khi các hoạt động kinh tế khác đều được tiến hành cầm chừng, thì ngành du lịch đã gần như phải dừng lại hoàn toàn trong thời gian vừa qua. Chỉ sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã lỗ lũy kế gần 1 tỷ đô la Mỹ.  

Việc phủ vắc-xin cùng những chính sách cởi mở về du lịch đang dần mang lại sức sống mới cho một trong những ngành năng động nhất của nền kinh tế nước ta. Chỉ trong tháng 3 năm 2022, đã có khoảng 15.000 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nâng số khách du lịch đến trong quý I lên mức trên 22.000 người. Khách du lịch nội địa cũng tăng trưởng không ngừng khi các đường bay được nối lại bình thường. Đây là những dấu hiệu tích cực cho một vận hội mới đang mở ra. 

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đã mau chóng đón đầu làn sóng du lịch hậu Covid-19. Các tổ chức quốc tế đều đánh giá bất động sản du lịch Việt Nam có tiềm năng với tỷ suất lợi nhuận lên tới 35%. Chỉ bằng quan sát thông thường, chúng ta đều có thể ước lượng tỷ lệ lấp đầy tại các khách sạn, resort sở hữu cảnh quan đẹp như Quảng Ninh, Hải Phòng đã tương đối cao. Các tour du lịch hiện tại đều phải đặt trước để có được hành trình, nơi cư trú phù hợp. 

Gần 114.000 tỷ đồng trong gói kích thích kinh tế 350.000 tỷ đồng dự kiến được đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng tầm giá trị bất động sản nói chung, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng, được coi là động lực đáng kể nhất cho phân khúc bất động sản đặc thù này. 

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2022 được dự báo sẽ phụ thuộc vào những địa điểm mới, có tiềm năng về du lịch và bất động sản, đặc biệt là những khu vực chưa được chú ý nhiều nhưng lại đang nắm giữ lợi thế về quỹ đất, hạ tầng, chính sách đầu tư cũng như tổng quy hoạch của địa phương.

Vùng Duyên hải Bắc bộ với 5 tỉnh/thành phố ven biển là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đang là điểm sáng của phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với những lợi thế không thể phủ nhận về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa địa phương, cơ sở hạ tầng cùng các chính sách thu hút đầu tư. 

Theo ông Nguyễn Văn Đính,Chủ tịch VARS, Quảng Ninh là địa phương nổi bật trong mảng bất động sản bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với gần 17.200 sản phẩm. Với các tuyến đường cao tốc, du khách chỉ cần chưa đến 2 tiếng để đi từ trung tâm Hà Nội đến Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng được đánh giá là tam giác kinh tế năng động và nổi bật của nước ta. Với bề dày văn hóa lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên được ưu đãi, du khách có thể tìm thấy nhiều hình thức du lịch hấp dẫn như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa… Quảng Ninh vẫn còn dư địa để phát triển ngành du lịch cũng như mảng bất động sản du lịch trong tương lai gần. 

Ông Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, xung lực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Quảng Ninh đến từ những sáng kiến huy động nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản, tạo đẳng cấp khác biệt cho tỉnh. 

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng không chỉ gắn liền với hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, mà còn gắn liền với nhu cầu sở hữu các sản phẩm bất động sản du lịch. Du lịch còn gắn liền với các hoạt động tâm linh, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, pháp lý của loại hình này vẫn còn là một khoảng trống.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi cho biết, trong thời gian tới, các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ được sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thị trường đặc thù này.  

“Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nhận được những đóng góp có giá trị từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, các tổ chức nghề nghiệp, các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên cả nước về pháp lý và gỡ bỏ rào cản cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng”, ông Khởi nhấn mạnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...