Nhiều doanh nghiệp nhà nước "đỏ mắt" tìm lãnh đạo chủ chốt

9/33 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thuộc khối doanh nghiệp Trung ương chưa có cán bộ chủ chốt điều hành công việc.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước "đỏ mắt" tìm lãnh đạo chủ chốt

Tại cuộc họp tổng kết nhiệm vụ cổ phần hóa, thoái vốn tại DNNN do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì sáng 31/1, ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương cho rằng, một số doanh nghiệp trong khối DNNN Trung ương có tình trạng "khuyết" cán bộ chủ chốt. Cụ thể, có 9/33 tập đoàn, tổng công ty đang thiếu vị trí này.

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng là doanh nghiệp đang khuyết chức danh Tổng Giám đốc, đồng thời là người đại diện pháp luật của công ty.

Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch SCIC cho biết đang có sự chắp vá, chưa chính thức về người đại diện pháp luật nên quá trình triển khai nhiệm vụ của Tổng công ty rất khó khăn.

Ông nhận xét có rủi ro rất cao khi hàng ngày, hàng tuần phải bán vốn hay kinh doanh nhưng không có người đại diện pháp luật.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết ông đang kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, tại Tổng Công ty này cũng mới chỉ có Quyền Tổng Giám đốc.

Theo ông, đơn vị đã sàng lọc, tìm kiếm lãnh đạo chủ chốt nhưng không được vì đưa từ chuyên viên lên thì nhiều nhưng lại không đủ tiêu chuẩn.

"Với cương vị Chủ tịch kiêm nhiệm tôi cũng không được ký tá, nhiều khi mọi người nói đùa là anh cứ ký đi, tôi cũng bảo tôi mà ký thì mọi người vào tù thăm tôi...", ông Nguyễn Văn Công nói.

Kiến nghị giải pháp giải quyết về vấn đề "khuyết" cán bộ chủ chốt, Bí thư khối doanh nghiệp Trung ương cho rằng: "Doanh nghiệp không nên bổ nhiệm các cán bộ không đủ nhiệm kỳ, cán bộ sắp về hưu làm lãnh đạo. Bán vốn cần người làm tốt, có thể hoạch định cho tương lai của doanh nghiệp. Phải bổ nhiệm người đủ năng lực, thời gian công tác dài hạn để họ xây dựng và phát triển doanh nghiệp".

Đối với vấn đề trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định: "Thiếu người đứng đầu thì làm gì cũng khó, có nơi thiếu một lãnh đạo, nhưng như Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thiếu cả Chủ tịch và Tổng Giám đốc, như vậy thì không thể giải quyết được các vấn đề của doanh nghiệp".

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổng hợp để có báo cáo đầy đủ tới lãnh đạo Chính phủ vấn đề này.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...