Nhiều khu vực của Thượng Hải vẫn tiếp tục bị áp đặt các lệnh lockdown mới

Một số khu vực của Thượng Hải (Trung Quốc) vẫn tiếp tục bị áp đặt các biện pháp lockdown mới vào 9/6, ít nhất là trong 2 ngày để kiểm soát rủi ro lây nhiễm Covid-19.
Nhiều khu vực của Thượng Hải vẫn tiếp tục bị áp đặt các lệnh lockdown mới

Quận Minhang, nơi sinh sống của hơn 2 triệu người, sẽ tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho tất cả cư dân vào ngày 11/6 và các lệnh lockdown sẽ được dỡ bỏ sau khi xét nghiệm có kết quả đầy đủ, chính phủ Trung Quốc cho biết trên tài khoản WeChat chính thức. 

Thượng Hải đã báo cáo 4 trường hợp Covid-19 có triệu chứng mới được xác nhận vào 8/6, tất cả đều ở các khu vực đã được kiểm dịch. Không có trường hợp mới nào ở quận Minhang.

Vào tuần trước, Thượng Hải đã dần nới lỏng các hạn chế xã hội sau lệnh lockdown toàn thành phố kéo dài hai tháng, nhưng một số khu dân cư lại sớm bị phong tỏa trở lại khi các nhà chức trách tiếp tục theo đuổi chính sách “zero Covid” vô cùng nghiêm ngặt. 

Chính sách zero Covid là các biện pháp hạn chế di chuyển, xét nghiệm diện rộng và lockdown ở những khu vực không chỉ có trường hợp dương tính, mà còn cả những người thân, cùng sinh sống hoặc đã từng đến thăm. 

Theo thông báo từ ít nhất ba khu vực lớn ở Thượng Hải, người dân sẽ phải trải qua năm vòng xét nghiệm bắt buộc kết thúc vào ngày 23/6 và sẽ phải ở trong nhà cho đến hết ngày 11/6. 

Hàng rào xanh và bảng gỗ đỏ đã trở lại đường phố trong tuần qua dọc theo con đường gần các khu dân cư này, ngăn cản cư dân ra vào và gây ra sự phẫn nộ mới từ công chúng.

Zhao Dandan, phó trưởng ủy ban y tế Thượng Hải, nói trong một cuộc họp báo rằng thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp hạn chế ngay cả ở những khu vực chưa được xác định là có "nguy cơ cao".

“Trên cơ sở đánh giá xu hướng phòng chống dịch, các biện pháp liên quan sẽ được điều chỉnh linh hoạt. Rất mong công chúng thông cảm và hợp tác”.

Chính quyền thành phố đã cố gắng cân bằng giữa việc tuân thủ chính sách zero Covid và khuyến khích kinh doanh trở lại, trong bối cảnh nền kinh tế địa phương và các công ty đã bị ảnh hưởng nặng nề lớn sau đợt lockdown kéo dài hai tháng.

Các quan chức ở Thượng Hải, trung tâm kinh tế lớn nhất và quốc tế nhất của Trung Quốc, cũng đang cố gắng “hàn gắn” mối quan hệ với các công ty nước ngoài bằng cách tổ chức nhiều cuộc họp với các giám đốc điều hành và nới lỏng yêu cầu biên giới quan trọng đối với người lao động ở nước ngoài.

Tuy nhiên, các phòng kinh doanh cho biết sự không chắc chắn xung quanh các hạn chế Covid-19 vẫn là mối quan tâm chính đối với các công ty nước ngoài.

Alexandra Hirst, nhà phân tích chính sách cấp cao của Phòng Thương mại Anh tại Trung Quốc, cho biết: “Chính việc không thể đoán trước được và rủi ro gia tăng, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải trì hoãn, giảm hoặc rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Trung Quốc.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…