Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị xử phạt vì bán chui cổ phiếu

Mới đây, UBCKNN đã ra hàng loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với hàng loạt lãnh đạo và người có liên quan của nhiều doanh nghiệp.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị xử phạt vì bán chui cổ phiếu

Đáng chú ý nhất, trong danh sách xử phạt lần này có ông Trần Minh Phú, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp – mã: DIG) bị phạt 40 triệu đồng do không báo cáo về dự kiến giao dịch.

Theo đó, ông Phú đã mua 60.000 cổ phiếu DIG từ ngày 2/4/2018 đến ngày 5/4/2018 nhưng không báo cáo UBCKNN và Sở GDCK Tp Hồ Chí Minh về dự kiến giao dịch.

Vào giai đoạn ông Phú mua “chui” 60.000 cổ phiếu, thị giá DIG vào khoảng 26.500 đồng, tương đương số tiền vị tổng giám đốc chi ra để mua vào lượng cổ phiếu là 1,6 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT CTCP Dầu khí Thái Dương Võ Anh Thái bị phạt 27,5 triệu đồng do đã báo cáo không đúng thời hạn nguyên nhân không mua được cổ phiếu TDG.

Từ 15/11/2017 đến 14/12/2017, ông Thái đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu TDG nhưng không khớp lệnh được cổ phiếu nào. Tuy nhiên, đến 5/1/2018 HosE mới nhận được báo cáo về lý do không thực hiện được giao dịch của ông Thái.

Bà Vũ Thị Bích Ngọc, vợ ông Nguyễn Nhật Tân, Phó TGĐ CTCP Xây lắp điện 1 (PCC1 – mã:PC1) bị phạt 20 triệu đồng do đã không báo cáo về dự kiến giao dịch. Trước đó, Bà Bích Ngọc đã mua và bán 26.450 cổ phiếu PC1 từ ngày 13/3/2018 đến ngày 10/4/2018 nhưng không báo cáo UBCKNN và Sở GDCK Tp Hồ Chí Minh.

Ngoài các cá nhân, UBCKNN cũng đã ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH MTV Hóa nhựa Đà Nẵng số tiền 50 triệu đồng do đã bán toàn bộ 586.900 cổ phiếu MIC của CTCP Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam dẫn đến tỷ lệ sở hữu sau giao dịch giảm từ 10,64% xuống còn 0% và không còn là cổ đông lớn. Tuy nhiên đến ngày 15/8/2017 Sở GDCK Hà Nội mới nhận được báo cáo sở hữu của công ty.

"Trên thị trường chứng khoán, động thái bán chui cổ phiếu của các lãnh đạo không phải là hiếm gặp, do chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Mức phạt vài chục triệu đồng hay vài trăm triệu đồng chỉ là một khoản tiền ít ỏi so với khoản lợi nhuận mà các lãnh đạo này thu về được từ việc mua/bán chui cổ phiếu.

Cuối năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và Công ty FLC Faros cũng đã bị xử phạt hàng chục triệu đồng vì hành vi tương tự.

Cụ thể, từ ngày 20-24/10/2017, vị đại gia này đã bán ra 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo thông tin giao dịch. Theo thống kê giao dịch, thời điểm ông chủ tập đoàn này bán “chui” cổ phiếu, thị giá FLC ở mức 7.100-7.700 đồng/cổ phiếu. Như vậy, ông Quyết có thể đã thu về không dưới 400 tỷ đồng theo giá thị trường từ đợt bán “chui” cổ phiếu này. Đáng chú ý, sau khi ông Quyết bán ra lượng cổ phiếu khổng lồ, cổ phiếu FLC lập túc sụt giảm đến nay vẫn chưa quay về được mốc 7.100 đồng. Với hành vi này, ông Trịnh Văn Quyết chỉ bị xử phạt 65 triệu đồng.

 >> Bà Lại Thị Hoàng Yến bán chui cổ phiếu QCG do lỗi đánh máy?

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...