"Nhiều ngân hàng có thể tăng trưởng âm trong nửa cuối năm 2020"

Đây là nhận định của ông Đào Phúc Tường, Nguyên Giám đốc Đầu tư Quỹ APS Singapore tại Hội thảo Triển vọng và Cơ hội chứng khoán đến cuối năm 2020.
"Nhiều ngân hàng có thể tăng trưởng âm trong nửa cuối năm 2020"

Bởi theo ông Tường, "nếu trích lập dự phòng đầy đủ, khả năng cao tăng trưởng lợi nhuận, nhiều ngân hàng có thể âm nửa cuối năm". 

Trao đổi tại Hội thảo trên, ông Đào Phúc Tường cho biết, trong nửa đầu năm 2020 hầu hết các ngân hàng đều báo lãi cao. Vậy những yếu tố nào đang hỗ trợ các con số tài chính “khủng” này của ngành ngân hàng?

Yếu tố đầu tiên phải kể đến là Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng tái cơ cấu nợ, giữa nguyên nhóm nợ, không phải trích lập dự phòng, giúp lợi nhuận không bị giảm.

Thứ hai là do tăng trưởng lợi nhuận từ danh mục trái phiếu. “Danh mục trái phiếu đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Trong khi đó, lợi nhuận từ lãi cho vay và lãi trái phiếu thì lại giảm”, ông Tường cho biết.

Yếu tố cuối cùng là do số liệu Quý I và II/2019 đã tạo ra hiệu ứng cơ sở thấp (low-base effect). Điều này nghĩa là mức tăng trưởng tuyệt đối của các ngân hàng không đáng kể, nhưng giá trị ban đầu không quá lớn khiến mức tăng trưởng tương đối cao.

Trong năm 2019, rất nhiều ngân hàng phải đến Quý III, thậm chí cuối Quý III mới tăng trưởng tín dụng.

“Hiệu ứng này của năm 2019 khiến cho chúng ta nhìn thấy tốc độ tăng trưởng năm nay rất cao”, ông Tường chia sẻ.

Theo ông Tường, hiệu ứng này không đến từ tăng trưởng tín dụng cao mà do các ngân hàng trích lập dự phòng rất nhiều trong Quý I và Quý II/2019. Đến thời điểm này, trích lập dự phòng không còn nữa, khiến lợi nhuận của ngân hàng tăng vọt.

Theo số liệu thống kê của Fiin, NIM các ngân hàng đã giảm rất mạnh trong nửa đầu năm. Ông Tường cho rằng nửa cuối năm 2020, NIM khả năng sẽ không tăng, có thể còn tiếp tục giảm. Ngoài ra, tác động từ hiệu ứng cơ sở thấp trong nửa đầu năm sẽ không còn nữa.

Theo ông, nếu giữ được NIM của nửa đầu năm nay, thì tăng trưởng tín dụng của cả năm nay phải đạt 10% thì mới bù lại cơ sở so sánh cao lên của cuối năm 2019.

Bên cạnh đó, nếu lãi suất không tiếp tục giảm, lợi nhuận từ từ trái phiếu của ngân hàng nửa cuối năm sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với nửa đầu năm nay.

Ông nhận định rằng tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng vào nửa cuối năm nay sẽ thấp hơn nhiều nửa đầu năm. Khả năng cao, nếu trích lập dự phòng đầy đủ, tăng trưởng lợi nhuận nhiều ngân hàng có thể âm.

Xem thêm

Xáo trộn lớn trong xếp hạng lợi nhuận ngân hàng

Xáo trộn lớn trong xếp hạng lợi nhuận ngân hàng

Lợi nhuận không phản ánh toàn diện hiệu quả hoạt động của một ngân hàng, nhưng vẫn được xem là một thước đo tài chính để phân định thứ hạng. Năm 2018, bảng xếp hạng này đã có sự xáo trộn lớn.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...