Đợt này, lô hàng gần 300 tấn cà phê sẽ được Vĩnh Hiệp xuất đến Cảng đến Hamburg, Antwerp của Bỉ và Đức. Đức vốn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cà phê của Việt Nam trong khối EU. Năm 2019, quốc gia này nhập khẩu gần 367 triệu USD cà phê Việt Nam.
Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, đạt kim ngạch xuất khẩu thường xuyên trên 3 tỷ USD/năm. Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ và EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu.
Thông tin từ Bộ NN&PTNT, EVFTA đi vào thực thi từ 1/8, sau 1 tháng đã ghi nhận những kết quả tích cực về xuất khẩu nông sản, trong đó có mặt hàng cà phê. Tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam vào thị trường EU ước đạt gần 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7/2020.
Trong thời gian tới, ngành cà phê Việt Nam sẽ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU, đặc biệt các tiêu chuẩn về chất lượng và phát triển bền vững, đưa Việt Nam là điểm tham chiếu cho cà phê Robusta toàn cầu.
Không chỉ có nhóm hàng cafe, lô chanh leo 100 tấn của Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco, tại xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai) lần đầu tiên được công bố xuất khẩu sang EU.
Trong 5 năm qua, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chanh leo của Việt Nam đã tăng hơn 300%, đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia xuất khẩu chanh leo lớn nhất trên thế giới, sau Brazil, Peru, Ecuador.
Hiện chanh leo Việt Nam đã xuất khẩu tới cả các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch và an toàn thực phẩm như Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Thụy Sĩ. Bộ NN&PTNT đang đàm phán mở cửa cho chanh leo quả tươi vào các thị trường lớn khác như Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.