Hiệp định EVFTA, thời cơ lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Theo Hiệp định EVFTA hiện có 9 giống lúa thơm của Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan.
Hiệp định EVFTA, thời cơ lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Hạn ngạch 80.000 tấn gạo, cùng thuế 0% sau 3-5 năm

Theo thống kê, tổng nhập khẩu gạo của EU 2,3 triệu tấn gạo, kim ngạch là 1,4 tỷ Euro; so với các nước ASEAN khác xuất khẩu gạo của VN vào EU chỉ bằng 1/6 với Thái Lan, 1/10  Myamnar, 1/4 Campuchia). Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, hàng năm Việt Nam xuất khẩu gạo từ 6,0-6,5 triệu tấn gạo, trong đó lượng gạo xuất khẩu tập trung chủ yếu tại vùng ĐBSCL.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, gạo của Việt Nam có tiềm năng lớn để xuất khẩu vào EU khi mở rộng được hạn ngạch. Năm 2019 lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu vào EU là 50.000 tấn, trị giá 28,5 triệu Euro.

Câu hỏi lớn về tăng giá hạn ngạch đã được giải đáp bởi Hiệp định EVFTA. Theo hiệp định, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm, trong đó gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm.

Theo Quy định tại Hiệp định EVFTA hiện có 9 giống lúa thơm sau xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan: Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm. Trong khi đó, 2 nhà xuất khẩu lớn gạo vào EU là Campuchia và Myanmar đang chịu thuế tuyệt đối với mặt hàng này cho đến hết 2021, cụ thể 175 Euro/tấn( 2019); 150 Euro/tấn ( 2020) và 125 Euro/tấn ( 2021).

Chia sẻ với báo chí Ông Nguyễn Như Cường Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết trong thời gian tới Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân xuất khẩu gạo rà soát lại danh mục giống lúa thơm đang trồng phổ biến tại sản xuất, đồng thời phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của EU để xuất chỉnh sửa, bổ sung Danh mục chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất.

Hiện nay, diện tích gieo cấy lúa thơm tại các tỉnh vùng ĐBSCL hằng năm đạt khoảng 25% tổng diện tích gieo cấy (tương đương khoảng 1 triệu ha), trong khi đó theo Hiệp định EVFTA lượng gạo thơm xuất sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi về thuế quan là 30.000 tấn tương đương với 1,2% lượng gạo thơm sản xuất trong vùng, do vậy tiềm năng xuất khẩu gạo thơm còn rất lớn. Nếu chúng ta thực hiện tốt các quy định của EU và xuất khẩu được 30.000 tấn gạo thơm nói riêng và 80.000 tấn gạo nói chung theo hạn ngạch sang EU với giá bán cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo của Việt Nam.

“Cởi trói” thủ tục pháp lý

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020, mới đây Chính phủ vừa ban hành Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.

Nghị định này quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm theo các điều kiện phân loại thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU).

Một điểm đáng mừng với các doanh nghiệp, đó là Nghị định có hiệu lực ngay nên các doanh nghiệp đã có những loại gạo thơm trong danh sách và đơn hàng thì có thể gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt để có giấy chứng nhận. Nghị định cũng đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo thơm sang EU; xã hội hóa tối đa các dịch vụ công.

Ông Nguyễn Như Cường Cục trưởng Cục Trồng trọt cũng nhấn mạnh: "Muốn được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch theo quy định của Liên minh châu Âu, gạo thơm xuất khẩu sang EU phải được chứng nhận đảm bảo tính đúng giống. Do vậy, để đảm bảo độ thuần, tính đúng giống của gạo thơm xuất khẩu, cần thiết phải kiểm tra ruộng lúa thơm trước khi thu hoạch. Theo quy định, việc kiểm tra ruộng lúa thơm thực hiện 01 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu gạo thơm phải chịu trách nhiệm về độ thuần, tính đúng giống trong quá trình thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, xay, xát, chế biến, đóng gói". 

Về tình hình nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, ông Cường chia sẻ, hiện nay đã có 3 đơn vị nộp hồ sơ về Bộ, thời gian hoàn thành việc chứng nhận trong vòng 5 ngày.

Các doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ đăng ký qua Cổng dịch vụ hành chính công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc gửi qua bưu điện. Việc chứng nhận cho doanh nghiệp sẽ được hoàn toàn miễn phí.

Một lưu ý khác với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, Bộ NN&PT NT đã nhanh chóng ban hành Quyết định về việc chứng nhận cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang thị trường này. Đề nghị các doanh nghiệp có gạo thơm trong danh sách trong Hiệp định EVFTA và có đơn hàng xuất khẩu gạo thơm cần khẩn trương gửi hồ sơ ra Cục Trồng trọt để được nhanh chóng hoàn thiện thủ tục cho doanh nghiệp để sớm xuất khẩu sang EU.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...