Những "bất lợi" với doanh nghiệp Việt khi tham gia RCEP

Song song với những cơ hội như đã phân tích ở bài trước, doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với những "bất lợi" nhất định, đặc biệt đối với những mặt hàng từng có lợi thế như dệt may, nông, thủy sản...

Đánh giá về những thách thức đối với các doanh nghiệp, các chuyên gia khi đều khẳng định: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có thể tạo ra một dòng dịch chuyển thương mại gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi nó có thể hình thành một hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Bởi, khi RCEP chưa có hiệu lực, chúng ta đang có ưu thế cạnh tranh với Trung Quốc khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhờ Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Chẳng hạn như hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng thuế ưu đãi là khoảng 10%, so với mức thuế 15 - 20% hàng dệt may xuất khẩu từ Trung Quốc; sản phẩm da giày của Việt Nam chịu thuế dưới 5%, còn từ Trung Quốc chịu thuế 30%... Khi Nhật Bản và Trung Quốc đi đến một thỏa thuận thương mại trong khuôn khổ RCEP để giảm thuế quan, lợi thế cạnh tranh nói trên của doanh nghiệp Việt Nam sẽ không còn.

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh đối với các nước khác khi tham gia RCEP
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh đối với các nước khác khi tham gia RCEP

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh đối với một số sản phẩm nông thủy sản và công nghiệp. Song chủ yếu vẫn là sản phẩm thô hoặc có hàm lượng chế biến thấp, chất lượng chưa cao. Trong khi đó, cơ cấu xuất khẩu 2 ngành này của Việt Nam lại tương đồng với các nước khác trong ASEAN, Trung Quốc, mức độ tương đồng xuất khẩu với Hàn Quốc và Ấn Độ cũng ngày càng tăng. Điều này tạo áp lực cạnh tranh tăng giữa Việt Nam với các nước trong khối.

Chính bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp ở Trung Quốc, một mặt, các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều giống các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam yếu kém về quy mô vốn, về năng lực thiết bị, trình độ công nghệ, kỹ năng quản lý và lao động. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may, sẽ ở thế bất lợi hơn nhiều trong việc chiếm lĩnh thị trường các nước so với Trung Quốc, bởi các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất hàng loạt, giao hàng hàng loạt, giá thành rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn.

Trong khi đó, đối với các ngành dịch vụ, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội trong các lĩnh vực phân phối, khách sạn và nhà hàng tại các nước trong RCEP, đặc biệt là các nước ASEAN và Nhật Bản, có tiềm năng cung cấp dịch vụ phân phối tới Australia và cơ hội xuất khẩu dịch vụ truyền thông tới các nước RCEP, đặc biệt là ASEAN. Nhưng, thay vào đó, cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp tại thị trường trong nước sẽ tăng lên đáng kể. Cụ thể, dịch vụ ngân hàng là một lĩnh vực mà Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các nước RCEP, đặc biệt là Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia; dịch vụ viễn thông sẽ có sự cạnh tranh gia tăng từ phía Ấn Độ; dịch vụ phân phối sẽ có sự cạnh tranh lớn hơn từ những nhà bán lẻ hiện hữu trên thị trường và từ các nhà bán lẻ mới, đặc biệt là từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh hợp lý
Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh hợp lý

Có một thực tế khiến nhiều chuyên gia lo lắng là các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh hợp lý. Đến nay, chưa nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc Việt Nam đã tham gia RCEP, trong khi đây là một hiệp định toàn diện nhằm tối đa hóa lợi nhuận kinh tế, tích hợp các hiệp định thương mại tự do khác nhau mà 10 nước ASEAN đã ký với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc.

Một khó khăn nữa là các doanh Việt Nam sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn nhất là hàng hóa từ các nước khác đưa vào Việt Nam với mức thuế suất thấp hơn. Khi đó, Việt Nam sẽ chịu nhiều thua thiệt, bất lợi khi cạnh tranh với các nước phát triển hơn trong RCEP. Ngoài mặt bằng thuế suất hàng hóa chung xuất khẩu từ các nước với sự điều chỉnh từ RCEP sẽ thấp hơn, vẫn có một số mặt hàng chịu mức thuế suất đỉnh, nên cơ hội cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp trong khối sẽ được chia đều.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...