Những dấu hiệu bất thường trong đấu thầu tại Điện lực Tây Hồ

Tìm hiểu cho thấy, nhiều gói thầu do Công ty Điện lực Tây Hồ tổ chức có dấu hiệu “bất thường”, dù pháp luật đấu thầu cũng như Chỉ thị số 47/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành rất chặt chẽ nhắm siết chặt kỷ cương trong hoạt động đấu thầu.
Những dấu hiệu bất thường trong đấu thầu tại Điện lực Tây Hồ

Cho nhà thầu “vô tư” thay đổi Hồ sơ dự thầu

Theo quy định tại khoản 1, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ Hồ sơ dự thầu (HSDT) theo yêu cầu của bên mời thầu. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp.

Tuy nhiên, tại Gói thầu ĐTXD/2019/XL/101 Xây lắp thuộc Dự án: Xây dựng mới 01 lộ xuất tuyến 22kV từ trạm 110kV Yên Phụ đến TBA Hồ Tây Vàng”, Điện lực Tây Hồ đã cho phép nhà thầu Công ty cổ phần (CTCP) xây lắp Ba Đình bổ sung hàng loạt các tài liệu kỹ thuật để từ đó HSDT của nhà thầu này từ “không đáp ứng” thành “đáp ứng” các tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật quy định tại Hồ sơ mời thầu (HSMT).

Cụ thể, tại báo cáo đánh giá HSDT của Gói thầu này, Điện lực Tây Hồ đã cho phép nhà thầu CTCP xây lắp Ba Đình bổ sung hàng loạt các tài liệu tại HSDT như: bổ sung tài liệu kỹ thuật của ống thép mạ kẽm D219 dày 3,96; bổ sung bằng chứng về việc “đã có thỏa thuận, hợp đồng nguyên tắc về việc đổ chất thải xây dựng tại bãi thải theo đúng quy định hiện hành” của UBND thành phố Hà Nội về việc quản lý chất thải xây dựng.

Thậm chí, cũng liên quan đến yêu cầu kỹ thuật, nhà thầu này còn cung cấp không đúng cam kết cấp hàng và giấy chứng nhận, kết quả kiểm nghiệm đối với cung cấp bảng nguồn gốc xuất xứ vật tư ống nhựa xoắn chịu lực D130/100 và D195/150....Dù vậy, nhà thầu CTCP xây lắp Ba Đình vẫn được Công ty Điện lực Tây Hồ phê duyệt trúng thầu gói thầu trên.

“Dùng chung” nhân sự chủ chốt?

Gói thầu ĐTXD/2019/XL/101: Thi công xây lắp Dự án Xây dựng mới 01 lộ xuất tuyến 22kV từ trạm 110kV Yên Phụ đến TBA Hồ Tây Vàng. Nhà thầu CTC xây lắp Ba Đình đã được Giám đốc Điện lực Tây Hồ phê duyệt trúng thầu với giá trị : 3.962.716.032 đồng (Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (KQLCNT) số 2923/QĐ – PC TAYHO ngày 13/11/2019).

HSDT của CTCP xây lắp Ba Đình, chỉ huy trưởng ông Lý Tất Thắng được tổ chuyên gia chấm thầu của Điện lực Tây Hồ đánh giá: Kỹ sư Kỹ thuật điện – điện tử Đại học Giao thông vận tải số B556181 ngày 10/6/2004. Chứng chỉ giám sát lắp đặt thiết bị công trình, lắp đặt thiết bị công nghệ điện công trình đường dây và TBA đến 35kV số GS1-04- 06124-A ngày 14/4/2015. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn ngày 1/4/2004.

Thế nhưng theo tài liệu mà chúng tôi có được, ông Lý Tất Thắng cũng đang là nhân sự chính thức thuộc CTCP đầu tư xây dựng và phát triển Hoàng Anh, và được nhà thầu kê khai là Chỉ huy trưởng công trình tham gia các gói thầu thuộc EVN Hà Nội. Đó là gói thầu 01-XL-SCL2020: Thi công xây lắp công trình Đại tu thay xà sắt trạm năm 2020, Đại tu LĐHT ngầm TBA Trần Quý Cáp 6, TBA UBKH nhà nước và Thay thế cột điện bị nghiêng, nứt vỡ năm 2020. CTCP đầu tư xây dựng và phát triển Hoàng Anh trúng thầu với giá 3.961.951.424 đồng. (Quyết định phê duyệt KQLCNT 155/QĐ – PC DONGDA do Công ty Điện lực Đống Đa ký ngày 19/02/2020).

Báo cáo đánh giá HSDT của Điện lực Đống Đa với CTCP đầu tư xây dựng và phát triển Hoàng Anh ghi rõ: Chỉ huy trưởng Lý Tất Thắng có bằng ĐH GTVT – ngành KT điện, điện tử; Chứng chỉ giám sát lắp đặt thiết bị công trình, lắp đặt thiết bị công nghệ điện công trình đường dây và TBA đến 35kV số GS1-04- 06124-A ngày 14/4/2015. Hợp đồng lao động không thời hạn.

Dư luận đặt câu hỏi vì sao Điện lực Tây Hồ lại không làm rõ việc nhà thầu CTCP xây lắp Ba Đình có dấu hiệu “dùng chung” nhân sự chính thức với nhà thầu khác để chứng minh năng lực kinh nghiệm khi tham gia gói thầu do Điện lực Tây Hồ làm chủ đầu tư?

Trong khi đó, tại HSMT, chủ đầu tư/Điện lực Tây Hồ đưa ra các tiêu chí yêu cầu nhân sự chủ chốt phải đang làm việc chính thức và có hợp đồng lao động với nhà thầu. Nhưng không hiểu sao, nhà thầu CTCP xây lắp Ba Đình sử dụng nhân sự chủ chốt đang làm việc chính thức cho một nhà thầu khác mà vẫn được Giám đốc Công ty Điện lực Tây Hồ phê duyệt trúng thầu. 

Đáng chú ý, nhà thầu  CTCP Xây lắp Ba Đình cũng là “khuôn mặt thân quen”  tại các gói thầu do Điện lực Tây Hồ làm chủ đầu tư. Đơn cử như gói thầu ĐTXD-2020-XL-058 Thi công xây lắp thuộc các dự án: Lắp đặt bộ xử lý công suất phản kháng tĩnh trên địa bàn Tây Hồ; Lắp đặt ranh giới đo đếm lộ 474 E1.27 giữa C10 - C30. CTCP Xây lắp Ba Đình trúng thầu với giá trị 183.606.028 đồng (Quyết định phê duyệt KQLCNT 681/QĐ – PC TAYHO ngày 25/03/2020); Hay như gói thầu ĐTXD/2020/XL/012 Thi công xây lắp thuộc dự án: “Xây dựng mới các TBA Quảng An 42, Nhật Tân 35, Phú Thượng 34 trên địa bàn quận Tây Hồ”. Nhà thầu trúng thầu CTCP xây lắp Ba Đình. Giá trúng thầu: 3.649.633.283 đồng. (Quyết định phê duyệt KQLCNT 523/QĐ – PC TAYHO ngày 10/03/2020).

Những yêu cầu không tuân thủ pháp luật?

Chỉ thị số 47/CT-TTg, ngày 27/12/2017, về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước, thì việc lập HSMT không được đưa ra các điều kiện để hạn chế sự tham dự của nhà thầu như: yêu cầu nhân sự thực hiện gói thầu phải được đóng bảo hiểm xã hội, phải là nhân sự đang ký hợp đồng với nhà thầu…

Quy định rõ ràng như vậy nhưng Giám đốc Công ty điện lực Tây Hồ vẫn yêu cầu các nhà thầu tham dự thầu phải chứng minh nhân sự thực hiện gói thầu phải đóng bảo hiểm xã hội.

Đơn cử, gói thầu ĐTXD 2019 XL 016 Thi công xây lắp Dự án “Xây dựng nhà trực cho Đội 3 và Đội 4” Điện lực Tây Hồ yêu cầu nhân sự chủ chốt của nhà thầu phải có hợp đồng lao động không thời hạn với nhà thầu, còn yêu cầu phải có bản sao chứng thực từ bản chính trong vòng 6 tháng gần nhất của giấy xác nhận của đơn vị bảo hiểm xã hội hoặc tài liệu tương đương để chứng minh nhà thầu có đóng bảo hiểm cho nhân sự này. Tại gói thầu này, Tại gói thầu này, Liên danh CTCP đầu tư xây lắp Việt Hưng và CTCP xây dựng và thương mại Trường Giang. Giá trúng thầu: 1.755.238.257 đồng.

Tương tự, gói thầu ĐTXD/2019/XL/110: Thi công xây lắp Dự án "Cải tạo đường dây trung, hạ áp và đường dây viễn thông tuyến phố Xuân La. Nhà thầu trúng thầu liên danh Hacisco 8 – Xây dựng số 28 HN, giá trúng thầu 1.501.355.261 đồng; Gói thầu: ĐTXD/2019/XL/105: Thi công xây lắp Dự án "Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cải tạo đường dây trung, hạ áp và đường dây viễn thông tuyến phố Xuân La”, Điện lực Tây Hồ cũng yêu cầu nhà thầu tham dự phải nộp xác nhận bảo hiểm xã hội đối với các nhân sự chủ chốt khi tham dự  thầu. 

Theo tìm hiểu của PV, ngay tại mẫu HSMT xây lắp áp dụng cho toàn hệ thống đơn vị trực thuộc do Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) ban hành cũng không yêu cầu nhân sự thực hiện gói thầu phải được đóng bảo hiểm xã hội.

Vì sao, việc đấu thầu như trên lại xảy ra tại Điện lực Tây Hồ? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Ngọc Trâm – Tuệ Minh

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…