Những doanh nghiệp bất động sản, xây dựng có vốn hóa tỷ USD trên sàn HoSE

Với giá cổ phiếu tăng liên tục trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng đã gia nhập câu lạc bộ những doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa tỷ USD trên Sàn HOSE.
Đại đô thị Vinhomes Grand Park tại TP HCM của Công ty CP Vinhomes, doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất ngành bất động sản - xây dựng
Đại đô thị Vinhomes Grand Park tại TP HCM của Công ty CP Vinhomes, doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất ngành bất động sản - xây dựng

Theo thống kê, tính đến hết tháng 3/2022, trên sàn HOSE có 49 doanh nghiệp vốn hóa đạt mức “tỷ USD” với tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp này là 4,7 triệu tỷ đồng. Với diễn biến giá cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản bất động sản – xây dựng đã gia nhập câu lạc bộ các doanh nghiêp niêm yết có vốn hóa tỷ USD trên HOSE.

Tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 6/4, Công ty CP Vinhomes (VHM) đạt giá trị vốn hóa 332.238 tỷ đồng, đứng đầu ngành bất động sản – xây dựng trên HOSE. Doanh nghiệp khác họ “Vin” là Tập đoàn Vingroup (VIC) có vốn điều lệ 38.765 tỷ đồng, đứng ở vị trí thứ hai với giá trị vốn hóa đạt trên 307.021 tỷ đồng; CTCP Vincom Retail (VRE) vốn hóa 76.349 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp khác là: Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL), vốn hóa 166.595 đồng; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (BCM) vốn hóa 77.107 tỷ đồng; Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vốn hóa 45.827 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) vốn hóa 32.789 tỷ đồng; Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) vốn hóa 43.490 tỷ đồng; Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) vốn hóa 26.306 tỷ đồng; Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) vốn hóa 30.973 tỷ đồng…

Vietcombank hiện là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE
Vietcombank hiện là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE

Cũng theo thống kê, trên sàn HOSE có đến 16 doanh nghiệp đạt giá trị vốn hoá trên 100.000 tỷ, phân bổ ở nhiều nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản, năng lượng, bán lẻ, hàng tiêu dùng... Trong đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) dẫn đầu với giá trị vốn hóa là 400.370 tỷ đồng, tiếp đến là VHM 332.238 tỷ đồng và VIC 307.021 tỷ đồng.

Những cái tên còn lại trong Top 10 lần lượt là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) 220.045 tỷ đồng, Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) 217.616 tỷ đồng, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) 211.345 tỷ đồng, Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN) 181.566 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) 177.596 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) 175.194 tỷ đồng và CTCP Sữa Việt Nam (VNM) 165.733 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...