Ninh Thuận "ủng hộ" Trung Nam Group khi EVN đòi ngừng mua điện

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, EVN tiếp tục khai thác phần công suất chưa có cơ chế giá điện của Trung Nam Group để tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Ninh Thuận "ủng hộ" Trung Nam Group khi EVN đòi ngừng mua điện

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản báo cáo, kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục huy động phần công suất chưa có giá bán điện dự án Nhà máy điện mặt trời 450MW tại huyện Thuận Nam.

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Phó Thủ tướng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục huy động phần công suất chưa có giá bán điện dự án Nhà máy điện mặt trời 450MW tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì họp và ngày 5/10/2022 đã có kết luận chỉ đạo Bộ Công Thương chịu trách nhiệm xem xét, hướng dẫn, xử lý dứt điểm các kiến nghị của Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam.

Tuy nhiên, đến nay, EVN chưa có ý kiến chính thức việc tiếp tục khai thác phần công suất chưa có cơ chế giá điện của Nhà máy điện mặt trời Nhà máy điện mặt trời 450MW.

Trong khi đó, theo báo cáo từ doanh nghiệp, mỗi ngày EVN dừng mua điện khiến doanh nghiệp lỗ 2 tỷ đồng, lũy kế từ 31/8/2022 đến nay Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam đã lỗ 80 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 31/08/2022, Công ty mua bán điện thuộc EVN có văn bản số 6082 thông báo ngừng huy động công suất phần chưa có giá điện (172 MW) của Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam.

Cụ thể, theo Nghị quyết số 115/NQ-TTg ngày 31/8/2018 và Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 phê duyệt Nhà máy điện 450 MW Trung Nam Thuận Nam nằm trong danh sách được hưởng giá ưu đãi FIT.

Tuy nhiên chỉ có 277,88 MW trong tổng số 450 MW của Nhà máy được tạm trả tiền bán điện theo mức 9,35 UScent/kWh vì nằm trong tổng số 2.000 MW theo ước tính của EVN. Phần hơn 172 MW còn lại, dù cũng được hoàn thành trong năm 2020 nhưng tới nay vẫn chưa xác định được giá bán điện.

Điều đáng nói, nguy cơ phần điện 172 MW này không có cơ chế thanh toán đã hiển hiện từ năm 2020, nhưng mãi đến nay vẫn không có cơ sở pháp lý chuyển tiếp cho những trường hợp này.

Hệ quả, doanh nghiệp đang chịu thua lỗ vì khoảng trống pháp lý, và chỉ biết trông chờ chính sách tháo gỡ càng sớm càng tốt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...