Nợ phải trả của nhiều công ty bất động sản tăng nhanh

Thống kê của Thương gia cho thấy, đa số các doanh nghiệp bất động sản có nợ vay và nợ phải trả tăng nhanh qua từng quý năm 2022.

Theo tổng hợp báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa (Novaland - mã chứng khoán: NVL), tổng nợ phải trả đã lên đến gần 220 nghìn tỷ đồng, cao gấp gần 5 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 83% tổng tài sản.

Nguyên nhân kéo tổng nợ của Novaland tăng mạnh như vậy là do những khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng mạnh từ 60 nghìn tỷ đồng đến 76 nghìn tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Novaland đạt trên 259.590 tỷ đồng, tăng 28,6% so với đầu năm. Số dư tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản tiền gửi nắm giữ đến ngày đáo hạn tại các ngân hàng của doanh nghiệp gần 22.167 tỷ đồng.

Đối với hoạt động huy động vốn, tính đến hết quý 3, Novaland đã nhận giải ngân gần 27.446 tỷ đồng, được sử dụng cho các hoạt động sát nhập, mua lại và đầu tư phát triển dự án.

Vinhomes hiện đang được xem là doanh nghiệp bất động sản có hệ số nợ tăng đáng kể sau Novaland, với 201 nghìn tỷ đồng, so với tổng tài sản thì hệ số nợ của doanh nghiệp chiếm 58,9%.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của doanh nghiệp, nợ phải trả của Vinhomes tăng cũng đến từ nợ ngắn hạn tăng. Riêng nợ ngắn hạn của việc thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng từ 48 nghìn tỷ lên 60 nghìn tỷ.

Mặc dù 6 tháng đầu, kết quả kinh doanh của Vinhomes khá ảm đạm với các hạng mục tụt dốc, nhưng sang quý 3, nhờ vào việc bàn giao 1.300 căn bất động sản thấp tầng tại đại dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire sau 5 tháng khởi công, qua đó thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường bất động sản.

Trong đó khoản mục tiền và tương đương tiền tăng cùng tiền gửi ngắn hạn đạt hơn 15.900 tỷ đồng, nhờ mở bán thành công dự án mới. Nguồn tiền mặt dồi dào giúp Vinhomes có thể chủ động đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển các đại dự án và giảm phụ thuộc vào nợ vay. Nhờ đó, nợ thuần chỉ chiếm khoảng 13% vốn chủ sở hữu. Tính đến cuối Quý III năm 2022, vốn chủ sở hữu của Vinhomes đạt 140 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2021. 

Một số doanh nghiệp bất động sản như Đất Xanh, Nam Long... cũng có hệ số nợ tăng. Và nếu so sánh lượng tiền và tiền gửi với giá trị nợ phải trả thì Vinhomes và Novaland chỉ ở top cuối với tỷ lệ lần lượt là 7,9% và 10,3%, thấp hơn rất nhiều so với các nhà phát triển dự án khác như Nam Long (NLG), Khang Điền (KDH), DIC Corp (DIG).

Trong khi đó, Phát Đạt (PDR) mặc dù có tổng tài sản lên tới tỷ đô nhưng nợ phải trả chiếm 60% và tỷ lệ tiền/nợ phải trả chỉ vỏn vẹn 0,5% - thấp nhất danh sách. Tại thời điểm cuối quý 3, doanh nghiệp này chỉ có 72 tỷ tiền và tiền gửi ngắn hạn.

Trái lại, bất động sản Hà Đô và Quốc Cường Gia Lai lại có xu hướng nợ vay giảm trong quý 3 này với tổng nợ còn là  9,4 nghìn tỷ đồng và 5,4 nghìn tỷ đồng.

Hệ số nợ phải trả của các doanh nghiệp bất động sản sau 9 tháng đầu năm 2022

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…