Nợ xấu bất động sản tiến sát ngưỡng 37.000 tỷ đồng

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Nợ xấu bất động sản tiến sát ngưỡng 37.000 tỷ đồng

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi đến các đại biểu Quốc hội báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, tính đến cuối tháng Tư tổng dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt hơn 2,288 triệu tỷ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021 và chiếm tỷ trọng 20,44% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu là 1,62% (tương đương 37.000 tỷ đồng).

Hiện nay, khoảng 94% dư nợ bất động sản là cho vay trung và dài hạn (chiếm từ 10%-25%), trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Chênh lệch kỳ hạn và lãi suất giữa nguồn vốn và cho vay đối với lĩnh vực này là rủi ro lớn đối với các ngân hàng.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, đầu tư kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, cần có các giải pháp kiểm soát. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện hàng lang pháp lý thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Ngoài ra, giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để kịp thời phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý phù hợp, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng.

“Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chú trọng, tập trung kiểm tra các hồ sơ cấp tín dụng lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng. Từ đó phát hiện các vấn đề, tồn tại, vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng để kịp thời xử lý, đưa ra kiến nghị cụ thể hạn chế rủi ro của các tổ chức tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và bất động sản nói riêng,” Thống đốc Ngân hàng ngân hàng Nhà nước cho biết.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng nhận định thị trường bất động sản biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, đấu giá đất với giá cao bất thường... đã ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng.

Mặc dù tình hình cấp tín dụng cũng như chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn đang được Ngân hàng Nhà nước nước kiểm soát ổn định để hạn chế tác động của thị trường bất động sản đối với kinh tế vĩ mô, tiền tệ, Thống đốc cho rằng cần có các giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ với sự phối hợp của các bộ, ban, ngành có liên quan để lành mạnh hoá, xây dựng thị trường bất động sản an toàn, bền vững.

Trong thời gian tới, bà Hồng cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có đầu tư, kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để mua nhà, đầu tư nhà ở tự sử dụng, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ.

Xem thêm

Phần mềm HPT SAALEM giúp số hóa quy trình tín dụng

Phần mềm HPT SAALEM giúp số hóa quy trình tín dụng

Phần mềm SAALEM – Giải pháp số hóa Quy trình nghiệp vụ tín dụng do công ty CPDV Công nghệ Tin học HPT phát triển, đạt giải Sao Khuê năm 2022, đã được triển khai toàn hàng cho một ngân hàng lớn từ tháng 6 năm 2020 đến nay.
Lo ngại “siết” tín dụng quá mức sẽ khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản “ngộp thở”

Lo ngại “siết” tín dụng quá mức sẽ khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản “ngộp thở”

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 ngày 05/06/2022, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) nêu ra nhiều vấn đề còn tồn tại của thị trường và bày tỏ lo ngại nếu siết tín dụng quá mức sẽ khiến “đứt gẫy” dòng vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ “ngộp thở”.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...