Nợ xấu lớn, Bảo Việt Bank "chây ì" niêm yết lên sàn?

Tổng nợ xấu và nợ khả năng mất vốn của BaoViet Bank tăng cao; tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay đã vượt ngưỡng 10,53%. Đây phải chăng là vấn đề “cốt lõi” đã dẫn đến đơn vị này “chây ì” trong việc đưa cổ phiếu lên sàn?

Theo báo cáo tài chính quý III, BaoViet Bank ghi nhận thu nhập lãi thuần giảm đến 91% so với cùng kỳ xuống còn hơn 29 tỷ đồng. Ngược lại, các nguồn thu phí tín dụng lại tăng mạnh trong đó đáng chú ý là lãi thuần từ dịch vụ cao gấp 9 lần cùng kỳ, đạt 203 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu lớn hay chưa minh bạch công khai tài chính khiến BaoViet Bank "chây ì" niêm yết trên sàn chứng khoán? (Ảnh: Int)
Tỷ lệ nợ xấu lớn hay chưa minh bạch công khai tài chính khiến BaoViet Bank "chây ì" niêm yết trên sàn chứng khoán? (Ảnh: Int)

Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng gấp 5 lần lên 3,94 tỷ đồng trong khi lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh cũng gấp 12 lần cùng kỳ, đạt 27.94 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và hoạt động khác cũng thu lãi, trong khi cùng kỳ báo lỗ.

Trong kỳ, BaoViet Bank đã tiết giảm được 4% chi phí hoạt động, 9% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Sau khi trừ các chi phí, nhà băng này lãi trước thuế gần 29 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Ngân hàng đã dành ra hơn 531 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 80%) và lãi trước thuế đạt gần 46 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Tính đến cuối quý III, tổng tài sản của BaoViet Bank giảm 11% so với đầu năm xuống 52.789 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại TCTD khác giảm đến 21% xuống còn 10.465 tỷ đồng và không cho vay TCTD khác trong khi cho vay khách hàng tăng 12% lên mức 25.618 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng 6% so với đầu năm, đạt 35.781 tỷ đồng. Ngân hàng ghi nhận phát hành giấy tờ có giá giảm đến 49% xuống chỉ còn 2.074 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tổng nợ xấu của BaoViet Bank tại thời điểm 30/9/2021 đã tăng 62% so với đầu năm lên gần 2.697 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn gấp đôi đầu năm lên 2.265 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay đã vượt ngưỡng 10,53% cao hơn nhiều so với con số 7,27% hồi đầu năm cho thấy chất lượng tín dụng của BaoViet Bank đang đi xuống rõ rệt.

Theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ ban hành yêu cầu thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần theo hướng đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thương mại niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức hoặc sàn UpCOM.

Yêu cầu niêm yết đối với các cổ phiếu ngân hàng cũng được đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 8/2018.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ngoài các ngân hàng yếu kém bị mua lại bắt buộc hoặc đang bị kiểm soát đặc biệt là CBBank, OceaBank, GPBank, DongABank, vẫn còn một số ngân hàng “chây ì” đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán trong đó Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank) là một cái tên đáng chú ý.

Việc phải công bố kịp thời, minh bạch hơn trong cung cấp thông tin về tình hình tài chính dẫn đến bị “soi” cặn kẽ hơn về kết quả kinh doanh có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này. Ngoài ra, nợ xấu lớn chưa được xử lý cũng sẽ ảnh hưởng đến định giá cổ phiếu khi lên sàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...