Nợ xấu tại Vietinbank: Những lỗ hổng trong thẩm định tài sản thế chấp tại Chi nhánh Phú Thọ

Công ty TNHH Hoàng Phương dùng tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình thế chấp để vay vốn, nhưng Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ vẫn giải ngân cho đơn vị này vay hàng chục tỷ đồng...

Nợ khó đòi nên phải kiện ra tòa!

Do có nhu cầu vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh ngày 3/7/2018 Công ty TNHH Hoàng Phương (Công ty Hoàng Phương) trụ sở tại tổ 11B, phố Anh Dũng, phường Cát tiên, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ có ký với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh Phú Thọ Hợp đồng vay hạn mức số: 2806/2018-HĐCVHM/NHCT240-HOANGPHUONG và Hợp đồng cấp bảo lãnh số: 0210/2018-HĐCBLTL/NHC240-HOANGPHUONG ngày 2/8/2018.

Tổng số tiền cho vay của Hợp đồng 2806/2018-HĐCVHM/NHCT240-HOANGPHUONG là 10.000.000.000đ. Mục đích vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động kinh doanh. Thời hạn duy trì hạn mức đến ngày 28/6/2019, thời hạn vay của từng khoản tối đa là 4 tháng. Công ty Hoàng Phương đã nhận nợ theo hợp đồng với dư nợ cao nhất là 8.496.005.077đ, đã thanh toán đối với Ngân hàng theo các kỳ hạn nợ đến hạn. Tính đến ngày 11/2/2020 Công ty Hoàng Phương còn nợ Ngân hàng theo Hợp đồng tín dụng trên là 6.486.868.077đ tiền gốc và lãi phát sinh; Lãi suất áp dụng cho vay có điều chỉnh. Lãi suất tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng là 7,5%/năm. Do khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng nên không được ưu đãi lãi suất. Vì vậy lãi suất cho vay thông thường đang áp dụng là 9,5%/năm; lãi suất phạt quá hạn là 4,75%/năm (lãi suất quá hạn 14,75%/năm).

Hợp đồng cấp bảo lãnh số 0210/2018-HĐCBLTL/NHC240-HOANGPHUONG ngày 2/8/2018 với số tiền bảo lãnh là 1.450.000.000đ. Mục đích bảo lãnh thanh toán cho Công ty TNHH Bia và Nước giải khát Quốc Tế, thời hạn bảo lãnh đến ngày 30/4/2019. Ngày 8/3/2019 đơn vị nhận nợ bắt buộc để thanh toán khoản bảo lãnh nêu trên cho bên nhận bảo lãnh số tiền 1.450.000.000đ. Lãi suất áp dụng theo quy định tại thời điểm đó. Dư nợ đến ngày 11/2/2020 là 1.141.990.494đ, dư nợ gốc là 1 tỷ và nợ lãi phát sinh. Tài sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên là một số hợp đồng thế chấp bất động sản.

Tuy nhiên, do Công ty Hoàng Phương vi phạm nghĩa vụ thanh toán, mặc dù được Ngân hàng đôn đốc thường xuyên cũng như tạo điều kiện cho công ty có thời gian thu xếp nguồn để trả nợ. Qua nhiều lần Vietinbank – Chi nhánh Phú Thọ đã làm việc với Công ty Hoàng Phương và các bên có liên quan có tài sản thế chấp đảm bảo cho công ty vay vốn (bên có tài sản thế chấp) nhưng công ty vẫn không thực hiện theo cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký kết, không thực hiện cam kết trả nợ cho Ngân hàng.

Do Công ty Hoàng Phương không thực hiện đúng cam kết nên Vietinbank đã khởi kiện đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Việt Trì buộc Công ty Hoàng Phương phải trả tổng số nợ gốc và nợ lãi tiền vay cho Ngân hàng tính đến ngày 22/1/2021 của 02 hợp đồng vay là 9.682.291.087đ. Nếu trường hợp Công ty Hoàng Phương không trả được nợ, Ngân hàng đề nghị xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ Ngân hàng. Trong trường hợp đã xử lý hết tài sản thế chấp không thu được hết nợ, buộc Công ty Hoàng Phương tiếp tục trả nợ từ các nguồn thu khác.

Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2021/KDTM-ST ngày 26/1/2021, Tòa án nhân dân thành phố Việt Trì đã quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Vietinbank đối với Công ty Hoàng Phương, đồng thời buộc Công ty Hoàng Phương phải trả tổng số tiền còn nợ tính đến ngày 22/1/2021 là 9.682.291.087đ.

Trong trường hợp Công ty Hoàng Phương không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ trả nợ không đầy đủ cho Vietinbank thì Vietinbank có quyền yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Việt Trì có thẩm quyền kê biên, xử lý tài sản đã thế chấp của các Hợp đồng thế chấp bất động sản để thu hồi nợ. Trường hợp giá trị tài sản thế chấp sau khi trả nợ xong toàn bộ khoản nợ cho Ngân hàng mà còn thừa thì được trả lại cho Công ty Hoàng Phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ buông lỏng quản lý?

Một bất ngờ lớn là sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, bà Phạm Thị Nhiệm (người có liên quan đến Hợp đồng thế chấp bất động sản số 220/2017/HĐTC ngày 7/7/2017) và bà Vũ Thị Bích Ngọc (người có liên quan đến Hợp đồng thế chấp bất động sản số 225/2017/HĐTC ngày 7/7/2017) cùng có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và đề nghị tuyên bố hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất giữa hai bà và Viettinbank – Chi nhánh Phú Thọ là vô hiệu.

Về những nội dung kháng cáo của bà Nhiệm và bà Ngọc, tại bản án phúc thẩm số 02/2021/KDTM-PT ngày 27/7/2021 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ cho rằng, khi thực hiện hợp đồng số Hợp đồng 2806/2018-HĐCVHM/NHCT240-HOANGPHUONG và Hợp đồng số 0210/2018-HĐCBLTL/NHC240-HOANGPHUONG Công ty Hoàng Phương đã thế chấp những tài sản đảm bảo cho các khoản vay trên gồm một số hợp đồng thế chấp bất động sản, trong đó có hợp đồng số số 220/2017/HĐTC ngày 7/7/2017 và hợp đồng số 225/2017/HĐTC ngày 7/7/2017 nhưng không được sự đồng ý của bà Nhiệm và bà Ngọc.

Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ nêu rõ, trong hồ sơ thế chấp tài sản không thể hiện ý chí của bà Nhiệm và bà Ngọc đồng ý cho thế chấp tài sản của mình như biên bản thỏa thuận về việc tiếp tục thế chấp tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay mới của Công ty Hoàng Phương. Theo Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2 hợp đồng trên là những hợp đồng thế chấp tài sản của Hợp đồng cho vay hạn mức số 216/2017-HĐTDHM/NHCT240 – Hoàng Phương ngày 11/7/2017. Đối với hợp đồng này, Công ty Hoàng Phương đã thực hiện xong nghĩa vụ và theo nguyên tắc Ngân hàng phải có trách nhiệm trả lại các giấy tờ có liên quan đến tài sản thế chấp cho bà Nhiệm và bà Ngọc.

Từ những căn cứ trên, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ khẳng định Vietinbank – Chi nhánh Phú Thọ và Công ty Hoàng Phương đã đem hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất được lập năm 2017 của bà Nhiệm và bà Ngọc để đi thế chấp bảo đảm hợp đồng cho vay hạn mức số 2806/2018-HĐCVHM/NHCT240-HOANGPHUONG và Hợp đồng số 0210/2018-HĐCBLTL/NHC240-HOANGPHUONG là không đúng quy định. Vì thế, hợp đồng thế chấp tài sản giữa bà Nhiệm và bà Ngọc với Vietinbnak – Chi nhánh Phú Thọ là vô hiệu được quy định tại bộ Luật Dân sự.

Từ những thông tin nêu trên, có thể thấy rằng hầu hết các tài sản được Công ty Hoàng Phương đem ra thế chấp đều không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của đơn vị này. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính, tài sản đảm bảo của doanh nghiệp này không khả quan đã dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ.

Thông qua hai hợp đồng tín dụng giữa Vietinbank – Chi nhánh Phú Thọ với Công ty Hoàng Phương cũng cho thấy những dấu hiệu buông lỏng trong quản lý, thiếu chặt chẽ trong thẩm định giá trị tài sản thế chấp của những cán bộ có liên quan tại Chi nhánh Vietinbank Phú Thọ.

Xem thêm

Sốt ruột với “chợ” nợ xấu ngân hàng

Sốt ruột với “chợ” nợ xấu ngân hàng

Con số nhỏ giọt các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đưa ra rao bán gần đây chưa thể giúp các ngân hàng thương mại bớt lo do số lượng khoản nợ được bá
Nợ xấu ngân hàng (Bài 2): Đâu là nguyên nhân?

Nợ xấu ngân hàng (Bài 2): Đâu là nguyên nhân?

Bên cạnh yếu tố khách quan là sự không ổn định tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới, chịu ảnh hưởng do đại dịch toàn cầu thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ xấu ở các ngân hàng do là sự quản lý yếu kém từ chính các ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...