Nới room tín dụng chưa đủ để gỡ khó cho doanh nghiệp

Thị trường có vẻ rất mong chờ vào thông tin điều chỉnh hạn mức tín dụng (nới room tín dụng) từ phía Ngân hàng Nhà nước để giải bài toán vốn cho nền kinh tế. Thế nhưng, bản thân ngành ngân hàng cũng đang loay hoay kiếm vốn.

Trong dòng chảy thông tin thời gian qua, chủ đề thiếu vốn có lẽ được xuất hiện nhiều nhất. Bởi lẽ, với việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, nhà điều hành tiền tệ buộc phải giảm tốc độ tăng của cung tiền. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp vốn đã bị vắt kiệt thanh khoản do Covid-19, nay lại không có điều kiện phục hồi, đứng trước tình trạng phá sản.

Dĩ nhiên, với tình trạng như vậy và việc 70-80% vốn cho nền kinh tế đến từ hệ thống ngân hàng, chính sách đầu tiên thị trường nghĩ đến đó là nới room tín dụng. Qua đó doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động nhờ được "bơm tiền tươi" từ ngân hàng.

Có lẽ cũng vì vậy, mà trong cả một rừng kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gửi lên Chính phủ, thị trường quan tâm đến đúng một đoạn ngắn gọn: "nới room tín dụng thêm khoảng 1 - 2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm".

Theo ghi nhận của phóng viên, trong tuần này, một số ngân hàng đã được tăng room tín dụng với tổng tỷ lệ điều chỉnh là 2%.

Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, việc nới room tín dụng quả thật có hiệu quả giúp giải quyết các vấn đề về thanh khoản cho doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tại công ty chứng khoán này cũng đồng thời nhấn mạnh việc bổ sung thêm room sẽ chỉ giải quyết một phần nhỏ vấn đề. Và có 3 yếu tố dẫn đến nhận nhận định trên.

Thứ nhất, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, room tín dụng đã được phân bổ cho các ngân hàng thương mại là 13% và tăng trưởng tín dụng đến nay mới đạt 11,5% so với đầu năm. Do vậy, dư địa để các ngân hàng thương mại cấp tín dụng tại thời điểm hiện tại là có, nhưng vấn đề phần nhiều đến từ các tiêu chí cho việc giải ngân cho vay có được nới ra không.

Thứ hai, hạn mức được phân bổ với tỷ lệ về các ngân hàng thương mại như thế nào cũng là một vấn đề khó khăn dành cho Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, nếu tỷ trọng nghiêng nhiều về các tổ chức tín dụng có hệ số an toàn cao thì thông thường, đây sẽ là những ngân hàng thận trọng và không gặp nhiều vấn đề cho thanh khoản thắt chặt trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp gây ra.

Thứ ba, chênh lệch huy động vốn - tín dụng chưa có nhiều cải thiện và do đó, việc nới trần tín dụng phù hợp hơn để gia hạn khoản vay cũ, thay vì dành cho các khoản vay mới.

room tín dụng
Tính trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã có hai đợt tăng hạn mức tín dụng. (Ảnh minh họa)

Thực tế, kể từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có hai đợt nới thêm room tín dụng. Cụ thể, đầu tháng 9, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có thông báo gửi các tổ chức tín dụng này.

Tiếp đến, vào đầu tháng 10, thêm 4 ngân hàng nhận nhiệm vụ hỗ trợ các ngân hàng yếu kém được thêm room tín dụng. Trong đó, VPBank là ngân hàng có hạn mức điều chỉnh cao nhất gần 45.000 tỷ đồng. Theo sau là MB trên 20.000 tỷ đồng và HDBank xấp xỉ 11.000 tỷ đồng. Vietcombank vẫn tiếp tục điều chỉnh hạn mức trong tháng 10 chưa đến 9.000 tỷ đồng. 

Sau 2 đợt điều chỉnh trên, thống kê từ Công ty Chứng khoán VNDirect cho thấy, có 18 ngân hàng (chiếm khoảng 80% tín dụng hệ thống) sẽ có hạn mức tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,6%. Thế nhưng, như đã nêu, cho đến hiện tại, thị trường vẫn tiếp tục trông chờ vào "vốn mồi" từ nguồn tín dụng ngân hàng. 

Mặt khác, chia sẻ tại một diễn đàn gần đây, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) thông tin, số liệu thống kê cho thấy, dư nợ tín dụng gần tương đương với tổng huy động, trong khi tăng trưởng huy động chưa bằng một nửa tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, dù Ngân hàng Nhà nước có nới trần tín dụng thì các ngân hàng thương mại cũng không đủ vốn để cho vay ra.

"Trong trường hợp muốn đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong thời gian tới, buộc ngân hàng phải tăng mạnh lãi suất huy động đầu vào. Điều này, có thể sẽ ảnh hưởng tới việc hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước", ông Hùng thẳng thắn nói.

Như vậy, dù không nói thẳng nhưng vị Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng có vẻ như đang muốn nhắn gửi đến các hiệp hội ngành hàng khác rằng, bản thân ngân hàng cũng đang phải loay hoay tìm vốn, do đó đừng nghĩ nới room là sẽ giải quyết được bài toán thiếu vốn của hiện tại.

Xem thêm

Nới room tín dụng sẽ thúc đẩy các thương vụ M&A bất động sản

Nới room tín dụng sẽ thúc đẩy các thương vụ M&A bất động sản

TS. Sử Ngọc Khương nhận định rằng, xu hướng M&A của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay là cơ hội lớn giúp cho các doanh nghiệp trong nước cải thiện năng lực phát triển các dự án và thu hút nguồn khách hàng mới.
HoREA đề xuất nới room tín dụng thêm 1 - 2%

HoREA đề xuất nới room tín dụng thêm 1 - 2%

HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ xem xét nới trần tín dụng thêm khoảng 1 - 2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…