Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình CPF Combine của một gia đình tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
Cách đây vài năm, nghề nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải đối mặt với rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm do sử dụng ao đất. Tuy nhiên, từ khi áp dụng mô hình CPF-Combine Model và sử dụng tôm giống chất lượng, đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.
Bởi mô hình này giúp cho nông dân giảm bớt tác động của thời tiết trong giai đoạn tôm còn nhỏ, làm tăng sức khỏe cho tôm, nâng sản lượng thu hoạch và thịt tôm chất lượng hơn…
Gia đình ông Văn Tấn Đạt, ngụ huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, đang có 5 khu ao nuôi với diện tích 30.000 m2, cho hay lúc trước gia đình ông Đạt nuôi ao đất nhưng thời gian gần đây thời tiết biến đổi, tôm không đạt, sau khi tham quan nhiều mô hình đã quyết định chuyển sang nuôi tôm ao lót bạt theo mô hình CPF – Combine của C.P. Việt Nam. Việc áp dụng kỹ thuật công nghệ này đã đem lại nguồn thu nhập vài tỷ mỗi năm.
Tương tự, ông Lê Việt Khải, ngụ xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân, cho hay từ khi nuôi theo mô hình này chẳng những tôm rất khỏe mà còn lớn nhanh dù thả nuôi mật độ lên đến 200 con/m2.
Cho đến bây giờ, thu hoạch trung bình sản lượng mỗi ao ít nhất cũng đạt khoảng 7 tấn, tương đương 900 triệu đồng, lợi nhuận thu về gần 500 triệu đồng mỗi ao, hiện gia đình ông Khải có 4 ao, chỉ cần thu hoạch 2 ao là ông Khải đã thu hồi toàn bộ vốn đầu tư ban đầu. Rõ ràng, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với việc nuôi tôm bằng ao đất trước kia.
“Với mô hình khép kín từ khâu con giống có chất lượng cao tới quy trình nuôi theo hai bước áp dụng hệ thống an toàn sinh học rất thân thiện với môi trường, đồng thời có nhà máy bao tiêu sản phẩm giúp bà con nuôi tôm như chúng tôi yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh”, ông Khải chia sẻ.
Trao đổi về mô hình công nghệ mới mang lại nhiều lợi ích này, ông Banchong Buahung, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật C.P. Việt Nam, cho biết mô hình CPF-Combine Model với ưu điểm thiết kế, xây dựng dễ dàng, chi phí hợp lý, nuôi tôm an toàn, được nhiều vụ, không có kháng sinh, làm giảm bớt sự tác động của thời tiết trong giai đoạn của tôm còn nhỏ. Từ đó, tăng được tỷ lệ sống và tăng sức khỏe của tôm, sản lượng tôm tăng đạt hiệu quả cao.
Ngoài còn có hệ thống xử lý chất thải biogas, giúp xử lý chất thải trong ao nuôi tôm, không gây ô nhiễm môi trường và tận dụng được khí gas cho gia đình. Mô hình này có thể áp dụng không chỉ ở vùng ĐBSCL mà còn trên cả nước và không phụ thuộc vào thời tiết, giúp tôm đạt năng suất cao, đời sống người dân cũng từ đó mà thay đổi.
Hiện, C.P. Việt Nam đang triển khai liên kết cùng người nông dân để mở rộng mô hình, cung cấp đội ngũ nhân viên kỹ thuật, con giống chất lượng và bao tiêu sản phẩm. Còn người nông dân đầu tư vốn xây dựng ao nuôi, sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, máy vận hành xử lý nước... đúng theo quy chuẩn của mô hình CPF – Combine Model dưới sự giám sát và hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật C.P. Việt Nam.