Nước sạch là chỉ tiêu đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của Hà Nội

Hà Nội xác định nước sạch là một trong nhu cầu cấp thiết và quan trọng của đời sống nhân dân, là chỉ tiêu đánh giá sự phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của Thành phố để bảo đảm điều kiện sống của người dân.

Sáng 4/12, giải đáp ý kiến của đại biểu tại phiên thảo luận tổ của kỳ họp thứ 11 HDND TP. Hà Nội diễn ra chiều 3/12, liên quan đến việc cấp nước sạch, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết Thành phố xác định đây là một trong nhu cầu cấp thiết và quan trọng của đời sống nhân dân.

Chính vì vậy Thành ủy, UBND Thành phố xác định đây là lĩnh vực đặc biệt quan tâm, trong Nghị quyết của Thành ủy qua các nhiệm kỳ chỉ tiêu nước sạch là chỉ tiêu được quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, là chỉ tiêu đánh giá sự phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của Thành phố để bảo đảm điều kiện sống của người dân.

Trong nhiệm kỳ này Thành phố quyết định phương án chỉ có một tiêu chí nước sạch cho toàn Thành phố, không phân biệt nước sạch đô thị, nước hợp vệ sinh; thứ 2 là quy về một đầu mối quản lý để có tổng hợp, theo dõi, đề xuất; thứ 3 là xem xét quy hoạch nước sạch để bảo đảm an ninh, linh hoạt để bảo đảm cấp nước cho người dân khi có vấn đề sự cố; thứ 4 là tăng cường đầu tư, đầu tư sớm các mô hình để cung cấp nước sạch, mạnh dạn xử lý các đầu tư trước đây không có hiệu quả.

Hiện nay Thành phố có 2 nguồn nước, sử dụng nước sạch từ khai thác nước nguồn nước ngầm và từ nguồn nước mặt. Thành phố đã yêu cầu khai thác nước ngầm nhưng phải bảo đảm chất lượng nguồn nước, phát triển những nguồn nước ngầm chất lượng tốt, những giếng nước ngầm không bảo đảm có lộ trình đóng.

Bên cạnh đó phát triển đồng bộ các nhà máy nước mặt, trong hệ thống có nhà máy nước mặt sông Đà, nước mặt sông Hồng, nước mặt sông Đuống. Hiện nay, nhà máy nước mặt sông Hồng đang chậm tiến độ; nhà máy sông Đuống đã cung cấp nước sạch giai đoạn 1, đang triển khai giai đoạn 2; sông Đà hiện đang khai thác 200-250 m3/ngày đêm. Còn nguồn nước sạch Hà Nội và Hà Đông đang được khai thác bảo đảm chất lượng.

Thời gian qua, qua kêu gọi đầu tư hiện Thành phố có 20 nhà đầu tư triển khai trên 30 dự án cho toàn hệ thống, bảo đảm cho toàn bộ khu vực nông thôn. Khó khăn hiện nay là một số khu vực vùng sâu, vùng xa mạng lưới cấp nước còn khó khăn.

Thành phố đặt ra 3 yêu cầu, bảo đảm nước sạch để cung cấp cho người dân và tổ chức; thứ 2 là nâng cao chất lượng nước sạch; thứ 3 là tổ chức tốt phục vụ việc cấp nước; thứ 4 là xử lý được tình huống khi có vấn đề xảy ra. Hiện nay Thành phố đang tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các nhà đầu tư nguồn nước cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ như nhà máy nước mặt sông Hồng; khắc phục tồn tại ở những nhà máy vừa qua có sự cố như nhà máy nước sông Đà. Bên cạnh đó tiếp tục tháo gỡ cơ chế cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cấp nước sạch cho vùng nông thôn.

Đến nay, khu vực nông thôn đã được cấp nước sạch với tỷ lệ 75% (kế hoạch đặt ra là 69%), như vậy còn 25% quyết tâm phấn đấu trong năm 2020 để khu vực nông thôn 100% được sử dụng nước sạch. Về giá nước, Thành phố vẫn đang giữ nguyên giá nước từ năm 2013 đến nay.

Đối với việc xử lý sự cố nước tại nhà máy nước sông Đà, Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng cho biết Hà Nội vẫn đang tiếp tục tích cực xử lý, từ khi có sự cố Sở Xây dựng luôn có bộ phận kiểm tra, giám sát tại nhà máy nước sông Đà để bảo đảm chỉ tiêu nước sạch cho người dân.

Trước đó, tại phiên thảo luận tổ chiều 3/12, đề cập đến vấn đề nước sạch, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, nghị quyết của Đảng bộ TP. Hà Nội định hướng đến năm 2020, phấn đấu 100% người dân ở đô thị và 50% người dân ở nông thôn được cấp nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.

Ngay từ năm đầu nhiệm kỳ này, Hà Nội cũng công khai xã hội hóa, kêu gọi các đơn vị tư nhân vào đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch cho nhân dân. Đến nay đã có 23 nhà đầu tư vào đầu tư trên 30 dự án nước sạch; 75% người dân ở nông thôn được cấp nước sạch theo tiêu chuẩn đô thị. Về giá nước sạch, theo Chủ tịch Hà Nội, từ năm 2013 đến nay, Thành phố giữ ổn định giá nước chứ không tăng như lộ trình, kế hoạch cho phép.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...