Ocean Hospitality mục tiêu doanh thu gần 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 613%

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng HĐQT Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH Corporation, mã: OCH) vẫn đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 997,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 192,7 tỷ đồng, tăng 613% so với năm trước.
Ocean Hospitality mục tiêu doanh thu gần 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 613%

Ngày 22/5/2020, Đại hội cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới ngành khách sạn. Cụ thể, kế hoạch doanh thu hợp nhất là 997,6 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế dự kiến ở mức 216,6 tỷ đồng, lãi sau thuế 192,7 tỷ đồng, tăng 613% so với năm trước.

Trước đó, dù năm 2019 rất khó khăn, triển khai tái cấu trúc nhưng OCH vẫn đạt được kết quả kinh doanh tích cực. Cụ thể, tổng doanh thu hợp nhất đạt 1.210,4 tỷ đồng, tăng 106% so với kế hoạch, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 73,1 tỷ đồng, vượt 429% so với kế hoạch đề ra (theo báo cáo tài chính 2019 đã được kiểm toán). Do công ty vẫn chưa bù đắp được khoản lỗ luỹ kế từ các năm trước nên HĐQT trình đại hội phương án giữ lại toàn bộ lợi nhuận phân phối sau khi trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 1%, còn hơn 202,5 tỷ đồng để bù đắp lỗ luỹ kế. Như vậy, công ty tiếp tục không chia cổ tức dù có hai năm liên tiếp báo lãi lớn.

Lãnh đạo OCH đánh giá, giai đoạn 2019 – 2024 là một nhiệm kỳ khó khăn và nhiều thách thức bởi những vấn đề pháp lý tài sản, công nợ còn tồn đọng của nhiệm kỳ cũ cùng với khó khăn chung của thị trường. Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc của nhiệm kỳ mới cùng cán bộ, nhân viên nỗ lực để tái cấu trúc doanh nghiệp, từng bước ổn định hoạt động kinh doanh sản xuất; tập trung phát triển các ngành nghề mũi nhọn.

Chia sẻ với cổ đông, ông Nguyễn Giang Nam – Tổng Giám đốc OCH cho biết, trong quý 1/2020 dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng lên các công ty con hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khách sạn và thực phẩm, doanh thu suy giảm. Từ đầu năm, doanh thu của các khách sạn đã giảm 50-60% công suất phòng so với cùng kỳ năm trước do dịch bệnh, hạn chế lưu thông quốc tế. Cùng với đó là nguồn cung phòng tăng đột biến từ các khách sạn lớn ở Nha Trang, Đà Nẵng… dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt và khách đoàn từ Trung Quốc giảm mạnh. Đây là những khó khăn khách quan từ thị trường đã và sẽ tiếp tục gây sức ép lên hoạt động kinh doanh của các công ty con hoạt động trong lĩnh vực này.

Do đó, công ty chủ trương tiếp tục tối ưu hoá công tác quản lý, xúc tiến thương mại, đánh giá hiệu quả và có kế hoạch tái cơ cấu các dự án kém hiệu quả…

Tuy nhiên, hoạt động tài chính có doanh thu đột biến hơn 258 tỷ đồng nhờ thoái vốn của OCH tại Công ty Dịch vụ Khách sạn Suối Mơ và Công ty cổ phần Dịch vụ hỗ trợ và Phát triển đầu tư trong quý 1. Nhờ đó, OCH vẫn ghi nhận lợi nhuận quý 1 đạt hơn 219 tỷ đồng, vượt 13% kế hoạch cả năm 2020.

“Thách thức vẫn còn đó, song, HĐQT và Ban TGĐ OCH nhiệm kỳ mới sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm của hai thương hiệu đã trở thành di sản – Bánh Givral (thương hiệu danh tiếng với 70 năm gắn với niềm tự hào của người Sài Gòn) và Kem Tràng Tiền (nét văn hóa ẩm thực có từ năm 1958 của người Hà Nội); chú trọng đầu tư, nâng cấp chất lượng dịch vụ khách sạn, khai thác ưu thế của những thương hiệu Sunrise và Starcity đã được ghi nhận trên thị trường trong nước và quốc tế; tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới mang tính khả thi để thực hiện trong năm 2020”, ông Nguyễn Giang Nam nói.

Nói thêm về mảng kinh doanh thực phẩm, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thành Trung cho hay: đến giờ OCH vẫn sở hữu gần 99,9% hai công ty sở hữu Kem Tràng Tiền và bánh Givral. Đây là hai công ty chủ lực kinh doanh mảng thực phẩm, bánh ngọt và có truyền thống lâu đời, thương hiệu nổi tiếng ở miền Bắc và miền Nam, đem lại nguồn thu rất lớn, tăng trưởng đều đặn cho OCH. Tổng doanh thu từ bánh Givral năm 2019 đạt hơn 680 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 195 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 17% và 15% so với năm trước. Kem Tràng Tiền đem về 117,6 tỷ đồng doanh thu và 24,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Về khoản nợ khó đòi lớn, nhất là gần 600 tỷ đồng khoản phải thu của ông Hà Trọng Nam vẫn “treo” suốt 7 năm qua, Chủ tịch Nguyễn Thành Trung cho hay ban lãnh đạo đang đẩy mạnh quá trình thu hồi nợ. Trong 2 quý cuối của 2019 và quý 1 của 2020, công ty đã thu hồi được 100 tỷ đồng nợ khó đòi và tiếp tục có biện pháp mạnh hơn để thu nợ.

Ban lãnh đạo cho biết trong 3 năm đầu của nhiệm kỳ 2019-2024 sẽ cố gắng xoá hết lỗ luỹ kế, đưa cổ phiếu OCH ra khỏi diện kiểm soát và bắt đầu trả cổ tức cho cổ đông.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 đã lần lượt thông qua các Báo cáo của Ban Tổng Giám đốc, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát cùng các Tờ trình về việc thay đổi tên Công ty, thay đổi trụ sở Công ty; sửa đổi Điều lệ; bầu thêm thành viên độc lập HĐQT, phương án phân phối lợi nhuận năm 2019…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...