Ông chủ Địa ốc Phát Đạt: "Kinh doanh chỉ cần thiên thời, địa lợi, nhân hòa..."

Ông chủ Công ty Cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) – Nguyễn Văn Đạt sinh ra ở Quảng Ngãi. Không học đại học, vốn xuất phát điểm kinh doanh kim khí, ô tô nhưng hiện vị doanh nhân sinh năm 1970 này l
Ông chủ Địa ốc Phát Đạt: "Kinh doanh chỉ cần thiên thời, địa lợi, nhân hòa..."
Doanh nhân Nguyễn Văn Đạt,  Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR)
Là người có nhiều kinh nghiệm và từng trải qua nhiều nghề kinh doanh khác nhau. Nhưng khi dấn thân vào địa ốc, ông Đạt từng có rất nhiều tham vọng phát triển lĩnh vực BĐS cao cấp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, những rủi ro về thị trường, tài chính khiến ông đã nghiệm ra nhiều bài học quý giá. Chia sẻ với chúng tôi, doanh nhân Nguyễn Văn Đạt tâm sự “rủi ro về tài chính thời gian qua đã thấm thía lắm rồi, nên thời gian tới chúng tôi quyết tâm trả hết nợ, phát triển dự án bằng vốn của mình chứ không vay thêm ngân hàng nữa. Dự án The EverRich 2 (River City) tưởng chừng đã nhấn chìm và đưa chúng tôi đến phá sản nhưng cũng chính dự án này đã đưa PDR trở lại đường đua, vượt qua mọi khó khăn về tài chính”.
Xuất phát điểm của ông trên thương trường là lĩnh vực kinh doanh ô tô, nhưng sau đó ông lại tạo dựng sự nghiệp ở lĩnh vực địa ốc. Cơ duyên nào đã đưa ông rẽ ngang như vậy?
Tôi là doanh nhân nên phải biết nhìn nhận lĩnh vực nào kinh doanh hiệu quả thì "nhảy" vào thôi. Thực ra thì trong quá trình kinh doanh lĩnh vực ô tô, tình cờ có người bạn giới thiệu và bảo thử tham gia đấu giá một khu đất tại đường 3/2 (quận 10).
Sau khi đấu giá thành công và đầu tư dự án The EverRich 1 khá thành công, tôi đã dấn thân vào làm BĐS từ đó và say mê đầu tư lúc nào không hay biết. Theo tôi, khi đã kinh doanh thì cái nào hiệu quả cao, mang lại đồng tiền ổn định thì phải tận dụng khai thác tối đa. Trong quá trình làm ăn tôi luôn ý thức được rằng, cái gì cũng vậy phải hội đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà", chứ không cần ai chỉ bảo hoặc bậc cao nhân nào bắt phải làm. Cứ đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu khi đầu tư một dự án nào đấy.
Bất động sản đang khiến công ty của ông đang ôm "món nợ" chưa dứt với ngân hàng. Vậy ông làm gì để tháo gỡ khó khăn này?
Đối với PDR, một vấn đề nhà đầu tư quan tâm rất nhiều hiện nay là liên quan đến kế hoạch trả nợ cho các chủ nợ. Tính đến thời điểm hiện tại thì PDR còn nợ Ngân hàng Đông Á 421 tỷ đồng (lãi suất xấp xỉ 15%) và nợ trái phiếu doanh nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng. Chúng tôi đã làm việc với Đông Á để cùng bàn bạc cụ thể từng bước trả dứt khoản nợ này.
Theo đó, sẽ cơ cấu trả nợ gốc trong 3 năm 2016-2018 và lãi vay sẽ trả vào năm 2019-2020. Năm 2017 sẽ trả cho Đông Á gần 1.000 tỷ đồng, đến 2018 sẽ trả dứt điểm vốn gốc, năm 2019 trả tiếp 50% lãi và vào năm 2020 sẽ không còn nợ Đông Á và các trái chủ một đồng nào. Lãi vay có khả năng cũng sẽ điều chỉnh giảm xuống. Để làm được điều này, PDR phải tìm mọi cách bán dự án, bán sản phẩm hiện nay cho khách hàng, tức là phải tận thu tất cả các nguồn tiền để trả các khoản nợ trên.
Vậy, Phát Đạt sẽ trả nợ dựa vào cơ sở nào để đạt được mục tiêu này?
Chúng tôi vẫn tận dụng nguồn thu chủ yếu từ hai dự án là The EverRich 3 (Quận 7), The EverRich Infinity (Quận 5). Song song đó, như tôi đã nói dự án The River City cũng sẽ là "cứu cánh" cho PDR do tốc độ bán hàng rất hiệu quả tính đến nay. Bởi vì từ đầu năm 2015 chúng tôi vẫn nhận biết rằng nếu không giải quyết được dự án The River City thì PDR chắc chắn phá sản.
Nhưng vào tháng 3/2016, PDR đã ký hợp tác ba bên với công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (An Gia) và Quỹ đầu tư Creed Group Nhật Bản (Creed Group) để đầu tư dự án River City. Việc hợp tác ba bên được thực hiện thông qua thành lập công ty liên doanh mà trong đó Phát Đạt sẽ sở hữu 50% vốn, Creed Group cam kết rót 125 triệu USD tương ứng 25% và An Gia nắm 25%.
Ai cũng nghĩ rẳng dự án này sẽ khó "sống" được trên thị trường nhưng với những hướng đi riêng của mình, đến giờ này tôi có thể khẳng định rằng PDR đã hoàn toàn vượt qua tất cả khó khăn để trở lại đường đua, tập trung phát triển những dự án khác tốt hơn. Nên chúng tôi đã tạo được dòng tiền để trả Đông Á từ những dự án cơ bản hoàn thiện, chứ không phải những dự án chưa được đầu tư.
Là người đã trải qua nhiều đợt sóng gió thương trường, triết ly kinh doanh của ông là gì?
Đối với tôi thì không có bất kỳ một triết lý kinh doanh nào cả, nhưng tôi luôn mang trong mình kim chỉ nam cho mọi hoạt động là phải biết tạo ra dòng tiền. Với tình hình kinh doanh hiện nay thì tạo ra đường dòng tiền là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó phải có chiến lược tạo ra những nguồn thu ổn định để doanh nghiệp có thể sống được trong những giai đoạn khó khăn nhắt.
Công ty đã trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn nên tôi đã thấm thía được thế nào là đầu tư theo kiểu hàng ngang. Đây là lúc không thể làm ăn theo kiểu đấy được mà phải tập trung đầu tư theo chiều sâu, không dàn trải, thì mới tạo được thị trường của mình.
Nhiều công ty đang hướng đến đa ngành, mở rộng sang lĩnh vực khác. Nếu cũng mỡ rộng sang lĩnh vực khác ngoài BĐS thì ôn chọn ngành nào? Ông có ý định sẽ quay về với việc kinh doanh ô tô không?
Bản thân tôi và gia đình vẫn đang có một công ty kinh doanh tàu biển, có thể nói là lớn nhất nhì khu vực Đông Nam Á, mỗi năm có thể thu về gần 1.000 tỷ đồng tỳ 8 con tàu vận tải công suất lớn. Nhưng với Phát Đạt, BĐS vẫn mãi là hướng đầu tư duy nhất mà không nhảy vào bất kỳ lĩnh vực nào khác. Trong chiến lược của mình, tôi đang muốn đầu tư vào một phân khúc mới là BĐS nghĩ dưỡng, bởi chúng tôi cũng có có một số quỹ đất tại Phú Quốc, Nha Trang, Quảng Ngãi... nhưng sẽ do thế hệ kế tiếp thực hiện.
Như ông vừa nói, cũng như nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, đến một thời điểm nào đó sẽ chuyển giao cho các thế hệ trẻ (8X, 9X) và mình lui vào hậu trường. Ông cũng đã tính đến chuyện này chưa?
Kế hoạch chuyển giao cho lớp trẻ đã có trong tôi từ lâu nhưng cần phải có thời gian, chứ không bàn giao ngay được. Điều này còn phụ thuộc vào người nhận chuyển giao nữa bởi phải xem họ có đủ năng lực và bản lĩnh lèo lái doanh nghiệp hay không. Hiện tôi đang thực hiện chiến lược đào tạo, không chỉ với con trai mình mà với 8 người trẻ thuộc thế hệ 8X khác. Đây là những bạn sinh viên đã tốt nghiệp loại giỏi đến xuất sắc từ nhiều trường đại học uy tín trong và ngoài nước. Đến nay đã có 3-4 người sẽ đảm nhận chức vụ phó tổng công ty trong 4 năm tới.
Xin cám ơn ông!

Theo Đăng Khải/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...