Ông Trịnh Văn Quyết đã mua 10 triệu cổ phiếu FLC

Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HoSE), ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC (mã: FLC) đã hoàn tất việc mua 10 triệu cổ phiếu FLC.
Ông Trịnh Văn Quyết đã mua 10 triệu cổ phiếu FLC

Cụ thể, trong hai ngày 26 và 27/4/2017, ông Trịnh Văn Quyết đã giao dịch mua vào 10 triệu cổ phiếu theo phương thức giao dịch khớp lệnh. Như vậy, ông Quyết hiện đang nắm giữ 124.187.150 cổ phiếu, tương đương 19,46% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của FLC .

Phiên 26 và 27/4/2017, giá giao dịch bình quân cổ phiếu FLC ở mức 7.520 đồng/CP. Với khối lượng mua gom 10 triệu cổ, ước tính ông Trịnh Văn Quyết đã phải chi ra khoảng 75,2 tỷ đồng để hoàn thành đợt mua "đỡ" giá cổ phiếu này. Kể từ đợt tăng giá mạnh hồi tháng 2, giá cổ phiếu FLC có xu hướng giảm mạnh và đi ngang quanh mốc 7.500-7.700 đồng/CP, khối lượng giao dịch vẫn duy trì ở mức cao nhất nhì thị trường với hơn 20 -35 triệu cổ phiếu được trao tay mỗi phiên.

Tuy nhiên, diễn biến giá cổ phiếu FLC luôn ở dưới mệnh giá khiến cổ đông, nhà đầu tư không khỏi thất vọng. Tại ĐHCĐ vừa qua, một số cổ đông cũng chất vấn HĐQT về giá cổ phiếu FLC giao dịch ở mức thấp, dưới mệnh giá khiến cho đồng vốn đầu tư của họ dường như đang "kém hiệu quả" và FLC tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu khiến cổ đông bị "thiệt đơn, thiệt kép".

Thực tế, giá cổ phiếu FLC có lúc rớt dưới 4.900 đồng/CP (thời điểm tháng 1/2017. “Giá cổ phiếu FLC hiện vẫn dưới giá trị là do FLC là cổ phiếu của thị trường, có thanh khoản cao nhất và số lượng cổ đông lên tới hàng trăm nghìn người. Bất kể doanh nghiệp làm ăn ra sao, cứ thị trường xuống là nhà đầu tư ào ào bán xuống cổ phiếu.

Ngược lại, khi cổ phiếu tăng giá thì lại đổ xô mua FLC”, ông Quyết phân tích và khuyến nghị cổ đông nên giữ vững ý chí, giữ cổ phiếu FLC lâu dài. Bởi ai giữ cổ phiếu trong vòng 1 năm đều có giá trị gia tăng. Theo ông Quyết, khi đầu tư vào cổ phiếu thị trường, cổ đông FLC phải chấp nhận cuộc chơi giá cổ phiếu giảm rất sâu, hoặc sẽ tăng rất mạnh. Có những cổ đông sáng nắm giữ hàng triệu cổ phiếu, một phút sau đã bán hết sạch rồi đến chiều lại ào ào mua lại, làm tăng thanh khoản rất cao nhưng giá lại giảm sâu…”

Ngày 24/4 vừa qua, CTCP Tập đoàn FLC (mã FLC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017. Năm 2017, Ban lãnh đạo tập đoàn đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.230 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 984 tỷ đồng.

Đại hội cũng đã thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2016 với tỷ lệ 10%, trong đó, chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 3% và trả bằng cổ phiếu là 7%. Dự kiến thời gian trả cổ tức sẽ được thực hiện trong quý II năm nay./.

Có thể bạn quan tâm

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND chịu áp lực. Tuy nhiên, triển vọng tích cực hơn được kỳ vọng vào cuối năm khi các yếu tố này có thể đảo chiều, mở ra cơ hội phục hồi...

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu khi báo cáo lạm phát mới và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm dịu bớt lo ngại về tình hình tăng lãi suất vào năm sau…

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...