PCC1 gian lận hồ sơ dự thầu: Không mạnh tay xử lý, liệu có đủ sức răn đe?

Mặc dù phát hiện nhà thầu Công ty cổ phần xây lắp điện 1 (PCC1) gian lận hồ sơ dự thầu, bên mời thầu Tổng công ty Điện lực miền Nam TNHH (EVNSPC) chỉ loại thầu đối với PCC1 mà không có biện pháp xử lý khác theo quy định.

Gian lận hồ sơ dự thầu
Gói thầu SPC KfW3- W-ĐT2: Xây lắp đường dây và trạm biến áp phân phối các huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Hồng Ngự, Tân Hồng và thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; thuộc dự án Lưới điện hiệu quả tại các thành phố vừa và nhỏ vay vốn ODA của Chính phủ Đức (Dự án thành phần 3 – giai đoạn 1) do EVNSPC làm bên mời thầu. Gói thầu có giá trúng thầu là 42.460.466.162 đồng (không bao gồm dự phòng). Nhà thầu Cty CP đầu tư xây lắp điện Miền Bắc Việt Nam đã trúng thầu (QĐ: 1343/QQĐ-EVN SPC ngày 18/6/2020).

Trụ sở nhà thầu PCC1
Trụ sở nhà thầu PCC1

Nhà thầu PCC1 tham dự gói thầu này nhưng bị loại với lí do: “Nhân sự do nhà thầu đề xuất không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu”. Cụ thể hơn là nhà thầu PCC1 đã sử dụng hồ sơ gian lận, có dấu hiệu giả mạo hồ sơ khi tham gia dự thầu.

Chi tiết, ngày 01/4/2020, Tổng Cty Điện lực miền Nam có Công văn số 2609/EVN SPC-QLĐT về việc xác nhận chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Công văn này muốn xác nhận việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, giám sát công tác lắp đặt thiết bị điện công trình đường dây và TBA đến 500KV của ông Nguyễn Duy Chung – Chức danh Chỉ huy trưởng thi công công trình của PCC1.

Trả lời công văn trên, tại văn bản 846/SXD-QLXD ngày 23/4/2020 về việc xác nhận chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, Sở Xây dựng Thái Nguyên cho hay: “Sở Xây dựng Thái Nguyên xác nhận không cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho ông Nguyễn Duy Chung,… số chứng chỉ GS1-280-10419, Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên đã cấp cho cá nhân khác, ngày cấp là 03/8/2016 chứ không phải cấp cho ông Chung nêu trên”.

Sở Xây dựng Thái Nguyên: Không cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho ông Nguyễn Duy Chung
Sở Xây dựng Thái Nguyên: Không cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho ông Nguyễn Duy Chung

Như vậy, việc PCC1 giả mạo, gian lận hồ sơ dự thầu là quá rõ ràng. Thế nhưng, EVNSPC chỉ loại thầu đối với PCC1 chứ chưa có bất kỳ hình thức xử lý nào khác. Việc PCC1 gian lận hồ sơ dự thầu cũng không được EVNSPC thông báo công khai, cảnh báo đến công tác đấu thầu trong và ngoài ngành. Liệu EVNSPC có đang bao che cho hành vi gian lận của PCC1?

PCC1 đã trúng hàng trăm gói thầu

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong một năm, ngành điện lực tổ chức hàng nghìn gói thầu lớn, nhỏ, từ cấp Tập đoàn tới Công ty điện lực các quận, huyện. Các gói thầu này chủ yếu được sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, vốn vay ODA và nhiều nguồn vốn khác. Nhà thầu PCC1 cũng thường xuyên tham gia đấu thầu trong ngành điện, mảng xây lắp.

Cũng theo số liệu thông kê chưa đầy đủ, từ năm 2014 đến nay, PCC1 tham gia đấu thầu 227 gói thầu. Trong đó, trúng thầu 110 gói thầu, trượt thầu 77 gói thầu, 40 gói thầu chưa có kết quả. Chỉ riêng từ đầu năm 2020 đến nay, PCC1 đã tham gia đấu thầu 87 gói thầu, trúng thầu 23 gói thầu, còn lại chưa có kết quả và trượt thầu.

Bên mời thầu mà PCC1 thường xuyên tham gia đấu thầu là: Công ty truyền tải điện 1, Tổng Công ty truyền tải điện Quốc Gia (ở cả 3 Ban: Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Nam), Tổng Cty điện lực miền Nam TNHH, Tổng Cty điện lực miền Bắc, Tổng Cty điện lực miền Trung, Tổng Cty điện lực nhiều tỉnh, thành phố,...

Nhìn vào những con số nêu trên, người đọc dễ dàng nhìn thấy sự tham gia của PCC1 vào ngành xây lắp điện là rất lớn. Tuy nhiên, chính đơn vị trực thuộc ngành điện là EVNSPC đã phát hiện ra việc nhà thầu PCC1 gian lận hồ sơ mời thầu tại gói thầu nêu trên nhưng không đề xuất biện pháp xử lý theo quy định, ít nhất là xử lý trong ngành điện khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn bao che, tạo ra tiền lệ xấu cho nhà thầu này cũng như các nhà thầu khác trong và ngoài ngành?

Để làm rõ việc ông Nguyễn Duy Chung đã làm việc tại PCC1 từ năm nào, PCC1 sử dụng chứng chỉ gian lận của ông Chung để tham gia dự thầu và trúng thầu bao nhiêu gói thầu, ông Chung đã chỉ huy thi công bao nhiêu công trình, cũng như biện pháp xử lý,... PV Tạp chí Thương gia đã trực tiếp liên hệ qua văn phòng của PCC1 tại Tòa CT2, ngõ 583 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội cũng như nhiều lần đốc thúc lịch làm việc. Tuy nhiên, cho tới nay phía công ty PCC1 vẫn chưa có phản hồi.

Thiết nghĩ, cần có cuộc tổng kiểm tra, thậm chí là thanh tra tổng thể các gói thầu mà PCC1 đã tham gia đấu thầu và trúng thầu, thi công để có cơ sở xử lý triệt để.

Không mạnh tay xử lý, liệu có đủ sức răn đe?

Trao đổi với PV, Luật sư Giang Văn Quyết (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết: “Luật Đấu thầu đã quy định rõ các hành vi bị cấm khi tham giá đấu thầu, trong đó có quy định cấm: Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư (Điểm c, Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013).

Thực tế, chúng ta cũng đã có một hành lang pháp lý khá rõ ràng để xử lý trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm về đấu thấu. Theo quy định tại Điều 121, Nghị định 63/2014 hướng dẫn chi tiết Luật đấu thầu thì hành vi gian lận trong đấu thầu có thể bị xử phạt tiền; cấm tham gia thầu; thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 222 Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định: Hành vi gian lận trong đấu thầu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Mức phạt cao nhất quy định trong tội danh này là 20 năm tù nếu thiệt hại gây ra là trên 1 tỷ đồng”, luật sư Quyết chia sẻ.

Cũng theo Luật sư Quyết: “Hành vi gian lận trong đấu thầu có thể xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu, xâm phạm vào việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Xâm phạm công tác quản lý hoạt động đấu thầu các công trình, dự án của Nhà nước. Xâm phạm tới hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh quốc gia”.

Mặc dù hành lang pháp lý đã quy định rất rõ ràng như vậy nhưng do không bị xử lý, từ khi bị phát hiện gian lận thầu (tính từ tháng 5/2020 đến nay, PCC1 vẫn tham gia dự thầu trên 40 gói thầu, trúng 12 gói thầu, các gói còn lại chưa có kết quả và ít gói thầu bị trượt thầu.

Nếu các cơ quan chức năng không mạnh tay xử lý hành vi gian lận này, không có tính răn đe, tình trạng gian lận trong đấu thầu có thể xảy ra ở bất kỳ gói thầu nào. Thậm chí, có thể lặp lại ở chính nhà thầu PCC1.

Nhà thầu PCC1 đã trúng thầu những gói thầu nào, đang tham gia đấu thầu ở đâu, những gói thầu nào, Thương Gia sẽ tiếp tục phản ánh.

Xem thêm

Điện lực Ba Vì: Nghi vấn từ những gói thầu

Điện lực Ba Vì: Nghi vấn từ những gói thầu

Dù quy định không được nêu bất cứ điều kiện nào trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế sự tham gia và tạo lợi thế cho một số nhà thầu nhưng tại nhiều gói thầu của Điện lực Ba Vì lại có những dấu hiệu bất tuân quy định.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…