Pfizer: Biến thể Omicron tuy ở thể nhẹ nhưng có khả năng lây lan nhanh và có thể dẫn đến nhiều đột biến virus hơn

Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cho biết biến thể Omicron có vẻ ở thể nhẹ hơn so với các chủng trước đó, nhưng lại có khả năng lây lan nhanh và có thể dẫn đến nhiều đột biến hơn trong tương lai.
CEO của Pfizer, Albert Bourla phát biểu trong Hội nghị.
CEO của Pfizer, Albert Bourla phát biểu trong Hội nghị.

Ông Albert Bourla nói với The Wall Street Journal trong cuộc phỏng vấn tại Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Giám đốc điều hành: “Tôi không nghĩ đó là tin tốt khi có thứ gì đó lan truyền nhanh chóng. Sự lây lan nhanh có nghĩa là nó sẽ chạm tới hàng tỷ người và một số đột biến khác có thể tiếp tục xảy ra.”

Cố vấn y tế chính của Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết các báo cáo cuối tuần qua từ Nam Phi cho thấy Omicron không nghiêm trọng như lo ngại ban đầu, đồng thời lưu ý rằng cần thêm dữ liệu để đánh giá đầy đủ rủi ro do biến thể gây ra.

Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi, trong một báo cáo được công bố vào cuối tuần trước cũng cho biết hầu hết bệnh nhân nhập viện ở Pretoria vì Covid-19 không cần phải thở oxy. Báo cáo cũng lưu ý rằng nhiều bệnh nhân nhập viện vì các lý do y tế khác và sau đó được phát hiện mắc Covid-19.

Tuy nhiên, ông Bourla cũng cảnh báo rằng rất khó để đưa ra kết luận chính xác về làn sóng lây nhiễm ở Nam Phi ngay bây giờ bởi chỉ có khoảng 5% người Nam Phi là trên 60 tuổi còn những người trẻ mắc Covid-19 thì đều ở tình trạng nhẹ. Tuy nhiên, nhiều người ở Nam Phi cũng dương tính với HIV, đó có lẽ là lí do gây bệnh trở nặng và tử vong. 

Pfizer có thể phát triển một loại vaccine nhắm vào biến thể omicron vào tháng 3/2022, nhưng vẫn chưa rõ liệu có cần thiết phải tiêm một mũi mới hay không. Ông Bourla cho biết sẽ mất vài tuần để xác định liệu các loại vaccine hiện tại có cung cấp đủ khả năng bảo vệ chống lại biến thể này hay không.

Ngoài ra, ông Bourla còn cho biết Pfizer tự tin rằng thuốc kháng virú đường uống của họ, Paxlovid, sẽ chống lại omicron và mọi biến thể khác đã xuất hiện cho đến nay. Paxlovid có khả năng ức chế một loại enzyme mà virus cần để tái tạo, được gọi là protease.

Cho đến nay, hầu hết các đột biến của virú đã xảy ra trên protein đột biến, cơ chế mà nó sử dụng để bám vào các tế bào của con người. Ông cho biết, vaccine và phương pháp điều trị bằng kháng thể nhắm vào protein đột biến có thể cần cập nhật khi các đột biến xảy ra trên phần đó của virus. Tuy nhiên, virus khó có thể đột biến mà không có enzyme protease. “Rất khó để virus tạo ra một chủng đột biến mới có thể sống mà không có men protease này. Nó không phải là không thể, nhưng rất khó. 

Ông Bourla cũng không kỳ vọng thế giới sẽ sớm loại bỏ hoàn toàn được Covid-19, nhưng ông cho biết xã hội sẽ bắt đầu coi loại virus này giống như bệnh cúm theo mùa khi ngày càng có nhiều người được chủng ngừa và các phương pháp điều trị mạnh mẽ hơn được tung ra thị trường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...