Phấn đấu tốc độ tăng trưởng CNTT và Truyền thông 2020 đạt 10 – 15%/năm

Đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025" của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng CNTT và Truyền thông bình quân đạt 10 – 15%/năm…
Đến năm 2025, CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn
Đến năm 2025, CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt Đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025". Trong đó nêu rõ những mục tiêu trong các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, logistics và vận tải, CNTT và Truyền thông, KH&CN, GD&ĐT, y tế, du lịch...

Mục tiêu tổng quát của Đề án là cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như tài chính - ngân hàng, logistics và vận tải, CNTT và Truyền thông, KH&CN, GD&ĐT, y tế, du lịch, tăng cường xuất khẩu dịch vụ, giảm thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ, hướng tới thặng dư trong cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế phát triển ngành dịch vụ nhằm tạo khuôn khổ chính sách và thể chế đồng bộ hướng vào việc xây dựng ngành dịch vụ chất lượng, hiệu quả và cạnh tranh; tạo lập hệ thống đòn bẩy kinh tế hợp lý, ổn định và dài hạn để thúc đẩy phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo nguyên tắc cơ chế thị trường trong phân bổ các nguồn lực phát triển các ngành dịch vụ.

Xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực dịch vụ thông qua việc tập trung phát triển các ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” bao gồm: CNTT và Truyền thông, giáo dục, logistic và vận tải, tài chính – ngân hàng, xây dựng “hệ sinh thái” dịch vụ để tạo đột phá trong phát triển dịch vụ. Thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh về dịch vụ với các quốc gia ASEAN – 4. Đồng thời đề án cũng đặt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng nâng cao tỷ trong của các ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo (AI), CNTT để tác động lan tỏa tới các lĩnh vực dịch vụ khác.

Những mục tiêu cụ thể được đặt ra trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông là đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng CNTT và Truyền thông bình quân đạt 10 – 15%/năm. Duy trì sức cạnh tranh, giữ vững vị trí Việt Nam nằm trong số 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số…

Đến năm 2025, CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn; Việt Nam có khả năng chủ động trong việc sản xuất được các sản phẩm, giải pháp CNTT, điện tử, các thiết bị viễn thông quan trọng phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn thông tin và chủ quyền quốc gia số;

Phát triển được lõi công nghệ và sản phẩm trong tài chính, thương mại, nông nghiệp, sinh học và đối phó với biến đổi khí hậu, sản xuất công nghiệp, an ninh quốc gia bao gồm an ninh mạng và các công nghệ số trong quốc phòng.

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Đề án đã đặt ra 4 nhiệm vụ cần thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông đến 2020 định hướng đến 2025. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Thứ nhất, phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách nhằm tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ phát triển bưu chính, viễn thông, CNTT đáp ứng các yêu cầu về hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính, tạo sự công khai, minh bạch trong công các quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số.

Thứ ba, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản trị doanh nghiệp, trong khai thác và xử lý bưu gửi tại các doanh nghiệp bưu chính, đặc biệt tại doanh nghiệp quản lý mạng bưu chính công cộng nhằm cung ứng dịch vụ chất lượng và hiệu quả cho người sử dụng dịch vụ.

Thứ tư, phát triển thị trường CNTT và Truyền thông bền vững, định hướng chuyển đổi cơ cấu sang các trụ cột mới (như công nghiệp điện tử, công nghiệp và dịch vụ nội dung số, công nghiệp an toàn và an ninh mạng, TMĐT, vận chuyển,…), đối tượng mới (thành phố thông minh, chính phủ số, công dân số), không gian mới (trong khu vực, thị trường quốc tế). Phát triển và thương mại hóa viễn thông 5G; phát triển các ứng dụng và nội dung số trên nền tảng 5G.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon vừa công bố thêm khoản đầu tư 4 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng số vốn rót vào startup AI này lên đến 8 tỷ USD. Mối quan hệ hợp tác đánh dấu bước tiến mới trong "cuộc đua AI" với mục tiêu dẫn đầu thị trường công nghệ đầy tiềm năng này...

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Clickbuy dành nhiều ưu đãi cho khách hàng Gen Z khi mua iPhone 16

Trải nghiệm mua sắm iPhone 16 tại Clickbuy

Clickbuy không chỉ đặt mục tiêu cung cấp iPhone 16 với giá tốt mà còn mang đến cho khách hàng những dịch vụ ưu đãi, chính sách bảo hành và khả tiếp cận tài chính linh hoạt nhất…

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…