Phí dịch vụ SMS Banking sắp được điều chỉnh?

Ngày 25/2, VNBA phối hợp với Bộ TT&TT đồng tổ chức Hội thảo trao đổi (trực tuyến), giữa đại diện các ngân hàng Hội viên với đại diện của 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam (gồm: Viettel, VNPT và Mobifone), về việc điều chỉnh tính phí dịch vụ SMS.
Phí dịch vụ SMS Banking sắp được điều chỉnh?

Sau 2 năm tranh cãi về vấn đề thu phí SMS, các nhà mạng cùng các ngân hàng đã thống nhất giải pháp tính phí trọn gói để áp dụng cho khách hàng trong thời gian tới. 

Đây là tin tốt với những người dùng SMS Banking hiện nay do thời gian qua nhiều ngân hàng đã tăng phí dịch vụ này lên cao, những khách hàng phát sinh hàng trăm tin nhắn SMS có thể bị thu tới 77.000-82.500 đồng/tháng, theo đó  cả năm phải tốn tiền triệu cho dịch vụ này. Giải thích nguyên nhân tăng giá dịch vụ, các ngân hàng cho biết do các nhà mạng đang thu phí SMS của ngân hàng cao gấp 2 đến 3 lần so với tin nhắn cá nhân. 

Tại hội thảo, đại diện của 3 nhà mạng lớn cho rằng, việc áp dụng mức phí 700-800 đồng/1 tin nhắn cao hơn mức phí đối với cá nhân là do các nhà mạng phải đầu tư trang thiết bị và công nghệ, với kinh phí lớn để tăng độ bảo mật, tốc độ,… nên giá thành của tin nhắn phải cao hơn so với cá nhân sử dụng cùng loại dịch vụ. 

Riêng về tin nhắn giả mạo, đây không phải do lỗi của các nhà mạng mà do thiết bị (điện thoại) của cá nhân khi kết nối với các thiết bị thu (BTS) của Hacker sẽ bị các Hacker lấy cắp thông tin (Do các điện thoại tại Việt Nam hiện vẫn chấp nhận giao thức công nghệ mạng 1G, 2G,… có độ bảo mật thấp nên dễ bị lấy cắp thông tin). 

Đáng chú ý, để giảm chi phí cho ngân hàng và mang lại lợi ích cho khách hàng đại diện của nhà mạng Viettel đã đưa ra giải pháp tính phí trọn gói từ 10.000 đồng đến 11.000 đồng cho 1 khách hàng/1 tháng sử dụng dịch vụ SMS của ngân hàng và không giới hạn số lượng SMS trong tháng…

Thời gian qua, do phí SMS Banking tăng cao, nhiều ngân hàng đã kêu gọi khách hàng chuyển sang dịch vụ tương đương là OTT (thông báo trên ứng dụng di động), hoàn toàn miễn phí và có nhiều tiện ích. 

Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn muốn tiếp tục sử dụng SMS Banking do không cần phải có kết nối Internet, có thể nhận thông báo biến động số dư 24/7 để tiện theo dõi tài khoản. 

Việc các ngân hàng và nhà mạng đồng thuận được với nhau về mức thu phí hợp lý hơn sẽ là giải pháp tốt cho cả 3 bên. Bởi khi khách hàng huỷ dịch vụ sẽ không chỉ ngân hàng mà nhà mạng cũng sẽ thiệt hại. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...