Phiên sáng 24/10: Vn-Index ề mốc 934 điểm, Tiếp tục gặp khó

Mặc dù lực cầu bắt đáy phiên chiều qua giúp tâm lý nhà đầu tư đỡ bi quan hơn khi bước vào phiên sáng nay. Tuy nhiên, thị trường vẫn gặp khó khăn trên con đường trở lại sau chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp
Phiên sáng 24/10: Vn-Index ề mốc 934 điểm, Tiếp tục gặp khó

Những nỗ lực hồi phục từ cuối phiên chiều qua cùng với sự hồi phục nhẹ của TTCK Châu Á sáng nay giúp thị trường Việt Nam mở cửa không quá bi quan. Sau khi kết thúc phiên ATO giảm điểm, thị trường đã có sự phục hồi và về gần mốc tham chiếu.

Tuy vậy, nhịp hồi phục này diễn ra khá yếu khi bên cầm tiền chưa sẵn sàng mua lên, trong khi bên cầm cổ phiếu luôn sẵn sàng bán ra khi hồi phục khiến thị trường mau chóng đảo chiều giảm điểm, rơi xuống ngưỡng 934 điểm.

Mặc dù trên bảng điện tử, độ rộng thị trường đang khá cân bằng, thậm chí rổ VN30 còn đang có tới 21 mã tăng và chỉ 7 mã giảm, một số mã bắt đầu hồi trở lại và được mua khá tốt như STB, HPG, HSG, MBB.... Nhưng nhìn chung, các nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, xây dựng…nhìn chung đều giảm điểm. Nhóm dầu khí cũng giảm trong bối cảnh giá dầu thế giới mất hơn 4% trong đêm qua. 

 Theo MBS nhận định, việc thị trường hồi cuối phiên là dấu hiệu tích cực cho thấy vùng hỗ trợ kỹ thuật Fibonacci 38,2% ở 930 điểm có thể tin cậy.

Chừng nào VN-Index chưa xuyên thủng mốc này (theo giá đóng cửa) thì thị trường vẫn nằm trong vùng dao động bình thường và cửa tăng hoặc tích lũy vẫn còn hy vọng.

VCBS nhận định lực bắt đáy khá tích cực xuất hiện trong nửa cuối phiên chiều ngày hôm nay cho thấy dòng tiền đã phần nào chú ý hơn đến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, tuy nhiên diễn biến này vẫn mang tính hiện tượng và chưa có đủ độ tin cậy.

VN-Index đã thất bại trong việc giữ ngưỡng kháng cự 950 điểm và mốc kháng cự tiếp theo sẽ là ngưỡng 900 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cũng cho thấy chỉ số đang chuẩn bị rơi vào vùng quá bán và theo đó có thể sẽ thu hút lực cầu bắt đáy từ những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật kỹ thuật trong những phiên tới.

Tuy nhiên, VCBS cho rằng nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên việc quản trị rủi ro lên trên mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trong giai đoạn này và chỉ nên bắt đáy với tỷ trọng vừa phải, đồng thời không nên sử dụng đòn bẩy cũng như cần tuân thủ chặt chẽ kỷ luật đầu tư để chốt lời hoặc cắt lỗ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...