Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo thu xếp vốn đối ứng cho cao tốc Bến Lức – Long Thành

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Kế hoạch và đầu tư khẩn trương báo cáo đề xuất Chính phủ trước ngày 20/6/2022 phương án bố trí vốn đối ứng cho Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo thu xếp vốn đối ứng cho cao tốc Bến Lức – Long Thành

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 177/TB – VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về vốn đối ứng của Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành hôm 15/6.

Theo Phó Thủ tướng, Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành triển khai đã lâu, được đầu tư từ nhiều nguồn vốn (nguồn vốn vay của Chính phủ Nhật Bản – JICA, nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB, nguồn vốn đối của Chính phủ Việt Nam). Trong quá trình thực hiện đã gặp vướng mắc về một số cơ chế đối với các nguồn vốn, trong đó nguồn vốn đối ứng còn có ý kiến khác nhau nên từ năm 2019 đến nay Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành chưa được giao vốn đối ứng.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 94/2018/NĐ – CP ngày 30/6/2018 về nghiệp vụ quản lý nợ công, khả năng cân đối kế hoạch đầu tư công hạn giai đoạn 2021 – 2025 nguồn ngân sách Nhà nước, Phó Thủ tướng cho rằng, việc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC có trách nhiệm cân đối, bố trí số vốn đối ứng còn lại từ năm 2019 để sớm tiếp tục triển khi Dự án như đề xuất của Bộ Kế hoạch và đầu tư là cần thiết và phù hợp.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và đầu tư khẩn trương báo cáo đề xuất Chính phủ trước ngày 20/6/2022 phương án bố trí vốn đối ứng cho Dự án, trong đó báo cáo rõ quá trình thực hiện Dự án, các quy định pháp luật liên quan, khả năng cân đối từ nguồn ngân sách Nhà nước và tính khả thi của phương án đề xuất.

Theo VEC, tổng nhu cầu vốn đối ứng để hoàn thành Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành vào khoảng 1.800 tỷ đồng, bao gồm chi phí đền bù GPMB, chi phí quản lý, thuế VAT…

Tính đến thời điểm hiện tại, VEC đã chủ động thu xếp nguồn vốn để thanh toán cơ bản phần khối lượng đã lập Hồ sơ thanh toán cho các nhà thầu sử dụng vốn vay JICA (khoảng 236 tỷ đồng), đã tạm ứng đủ vốn theo đề nghị của Trung tâm Phát triển quỹ đất các huyện trên địa bàn TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Long An để kịp thời thực hiện công tác GPMB (21 tỷ đồng); đồng thời đã thu xếp tài chính để sẵn sàng tái khởi động lại toàn bộ các gói thầu trong Dự án, sẵn sàng chuyển tiền khi các địa phương có văn bản đề nghị bố trí vốn để thực hiện công tác GPMB, nhằm mục tiêu phấn đấu thi công hoàn thành Dự án đúng tiến độ, chất lượng, chỉ đạo của Bộ GTVT.

Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành do VEC làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 7/2014, theo kế hoạch phải hoàn thành vào năm 2018. Dự án được chia làm 3 phân đoạn, trong đó đoạn giữa (chủ yếu là các cầu vượt sông lớn) và đoạn đường phía Tây và phía Đông.

Tính đến giữa tháng 6/2022, 11 gói thầu xây lắp chính, sản lượng thi công đạt khoảng 78,96% (10.858 tỷ đồng/ 13.751 tỷ đồng tổng giá trị các hợp đồng, không bao gồm dự phòng, thuế).

Đối với các gói thầu đoạn phía Tây, gồm 5 gói thầu A1, A2-1, A2-2, A3 và A4) do Hiệp định vay 2730-VIE đã đóng ngày 30/6/2019 nên không có vốn thanh toán, dẫn đến các nhà thầu đã dừng thi công từ giữa năm 2019 đến nay. Đối với các gói thầu đoạn giữa gồm 3 gói thầu J1, J2 và J3 (sử dụng vốn vay JICA) do Quốc hội tạm dừng phân bổ vốn ngân sách cho Dự án từ tháng 11/2018 nên từ tháng 1/2019 đến nay các nhà thầu Nhật Bản đã dừng thi công, mặc dù thời gian của Hiệp định vay JICA có thời hạn giải ngân đến ngày 17/7/2024.

Đối với các gói thầu đoạn phía Đông (3 gói thầu A5, A6 và A7), sử dụng vốn từ Hiệp định vay ADB số 3391-VIE, sau khi được gia hạn hiệp định, 2/3 gói thầu đã thi công trở lại từ đầu năm 2021. Riêng nhà thầu thi công gói A6 đã dừng thi công từ năm 2020 và đề nghị chấm dứt hợp đồng tại thư ngày 27/11/2020.

Được biết, vào giữa tuần này, Bộ GTVT đã có tờ trình số 5980/TTr – BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ về về việc điều chỉnh Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Tại tờ trình này, Bộ GTVT – trong vai trò là cơ quan chủ quản đầu tư đã kiến nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành theo hướng cho phép sử dụng vốn dư của Hiệp định vay ADB lần 2 số 3391-VIE để cho hoàn thành các công việc chưa được thực hiện của Hiệp định vay lần 1 (số 2730- VIE) do hết hạn Hiệp định.

Bên cạnh đó, nguồn vốn dư tại Hiệp định số 3391 – VIE cũng sẽ được sử dụng để thực hiện các hạng mục nhà trạm thu phí, tòa nhà trung tâm giám sát, văn phòng điều hành trạm thu phí... của Dự án do không được sử dụng nguồn vốn vay của Cơ quan Hợp tác quốc tế - JICA.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…