Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói về tạm dừng quy hoạch Sơn Trà

Chiều 13/6, tại phiên chất vấn ở Quốc hội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã cung cấp nhiều thông tin về việc tạm dừng quy hoạch tổng thể khu du lịch Quốc gia Sơn Trà (Đà Nẵng).
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói về tạm dừng quy hoạch Sơn Trà

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu trước Quốc hội.

Đây là vấn đề được các đại biểu Quốc hội và nhiều người dân quan tâm trong thời gian qua song cơ quan Nhà nước chưa có câu trả lời chính thức về vấn đề này. Do đó, lần đăng đàn này Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã cung cấp thông tin chi tiết về quy hoạch bán đảo Sơn Trà.

Nói về lý do phải có quy hoạch bán đảo Sơn Trà, ông Đam giải thích, Luật Du lịch quy định, Thủ tướng phải phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, trong đó có danh mục các đô thị du lịch, các khu có tiềm năng có thể phát triển thành khu du lịch quốc gia.

Hiện, Đà Nẵng đã được công nhận là đô thị du lịch và có 2 khu du lịch quốc gia là Bà Nà và Sơn Trà. Cũng theo quy định của Luật Du lịch thì các khu du lịch quốc gia phải có diện tích 1.000ha trở lên, phải đón được 1 triệu khách du lịch trở lên một năm và phải có cơ sở lưu trú. Do đó, quy hoạch du lịch Sơn Trà được xây dựng từ cuối năm 2013, ngày 15/2/2017, mới tổ chức công bố tại Đà Nẵng.

Trước năm 2013, UBND thành phố Đà Nẵng theo thẩm quyền của mình đã phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, phê duyệt dự án đầu tư cho 25 dự án, trong đó có 18 dự án về du lịch, trong đó có 11 dự án có xây dựng cơ sở lưu trú. Tổng số phòng khách sạn là 1.400 phòng, 1.920 căn biệt thự (ước tính biệt thị 2 phòng thì tổng số có khoảng 5.240, nếu mỗi căn biệt thự có 3 phòng thì sẽ có 7.160 phòng).

Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã có ý kiến về quy hoạch được công bố và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Đam đã trực tiếp yêu cầu bằng văn bản Bộ và thành phố phải xem xét, tiếp thu các đóng góp một cách rất cầu thị, khoa học, công khai.

Mới đây, đoàn công tác của Phó thủ tướng đã thị sát bán đảo Sơn Trà, những gì đã xây dựng, đang xây dựng và những gì cần bảo tồn ở đây.

"Tôi đã đọc 400 trang tài liệu, mời kiến trúc sư trực tiếp làm đồ án lên để hỏi. Sau đó, tôi đã quyết định để việc tiếp thu ý kiến thật sự khách quan thì tạm dừng thực hiện quy hoạch này. Cho đến nay, quy hoạch này chưa hề được triển khai" - Phó thủ tướng cho hay.

Quy hoạch bán đảo Sơn Trà được thực hiện bởi cơ quan tư vấn của các nhà chuyên môn, đưa ra rất nhiều giải pháp để bảo đảm phát triển đi đôi với bảo tồn và bảo đảm quốc phòng an ninh.

Tham vấn ý kiến các nhà chuyên môn, ông Đam cho biết con số 1.600 phòng không phải là ý chí hành chính, mà kiến trúc sư trưởng, những nhà chuyên môn tính toán trên các công thức mô hình chuyên ngành du lịch, và tính ra cái ngưỡng để bảo đảm phát triển cân đối.

“Nói 1.600 là con số tròn, còn người ta tính ra mô hình số lẻ, từ 1.600 đến 3.200 phòng. Hội đồng của Bộ cuối cũng đã ấn định ngưỡng thấp, nghiêng hơn cho bảo tồn là 1.600 phòng", Phó thủ tướng nói.

Trước kiến nghị của Hiệp hội du lịch Đà Nẵng về Sơn Trà, Đà Nẵng đã có ý kiến chính thức nói rõ là không đồng ý với kiến nghị giữ nguyên hiện trạng bán đảo Sơn Trà, không xây dựng thêm cơ sở lưu trú của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng kiến nghị. Tuy nhiên, ông Đam đã có văn bản yêu cầu Đà Nẵng tiếp tục rà soát văn bản, làm việc với Hiệp hội này về định hướng và quy mô phát triển du lịch trên bán đảo Sơn Trà, trên nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững.

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đảm, vấn đề quy hoạch bán đảo Sơn Trà cần thống nhất 2 vấn đề:

Thứ nhất, về nguyên tắc, Chính phủ và Thủ tướng luôn quán triệt là phải phát triển bền vững. Trong quá trình phát triển, chúng ta phải khai thác tài nguyên thiên nhiên, các lợi thế so sánh về tự nhiên và về xã hội để phục vụ phát triển, nhưng phải bảo đảm bền vững. Khi các yếu tố bền vững còn chưa được bảo đảm thì tốt nhất là lùi lại để khi có đủ điều kiện sẽ làm.

Bảo tồn không cực đoan là đóng khung. Thực tế trên thế giới có rất nhiều khu du lịch, kể cả các khu bảo tồn thiên nhiên có động vật hoang dã, người ta vẫn phát triển du lịch và phát triển rất tốt - Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ hai, tỷ trọng đóng góp cho du lịch của Sơn Trà thực ra rất nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến du lịch cả nước. Phát triển du lịch Sơn Trà trước hết phục vụ kinh tế xã hội Đà Nẵng, cho nên cần có sự thống nhất của cấp ủy, chính quyền Đà Nẵng và phải được sự đồng thuận của nhân dân Đà Nẵng.

“Tinh thần của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là nếu Đà Nẵng sau khi rà soát lại tất cả các dự án, làm việc với các nhà đầu tư, làm việc với Hiệp hội mà thống nhất kiến nghị giảm quy mô đầu tư trên bán đảo Sơn Trà xuống, xuống mức nào, Chính phủ cũng đồng ý, miễn là xuống dưới mức 1.600 phòng lưu trú”, Phó thủ tướng nói.

Ông Đam cũng nhấn mạnh “Nếu Đà Nẵng thống nhất với các Hiệp hội là giữ nguyên trạng, Chính phủ cũng hoan nghênh. Cao hơn nữa, nếu Đà Nẵng thấy rằng, Sơn Trà chưa cần phát triển du lịch, xin rút khỏi các khu du lịch quốc gia, Chính phủ cũng đồng ý. Tinh thần chung của Chính phủ là phát triển nhưng phải bảo đảm bền vững”.

>> Tạm dừng triển khai quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...