Phó Tổng Giám đốc LPBank thoái toàn bộ vốn khỏi ngân hàng

Nếu giao dịch thành công, Phó Tổng Giám đốc LPBank sẽ thu về hơn 15,9 tỷ đồng khi bán ra số cổ phiếu trên...

Phó Tổng Giám đốc LPBank thoái toàn bộ vốn khỏi ngân hàng
Phó Tổng Giám đốc LPBank thoái toàn bộ vốn khỏi ngân hàng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank - mã chứng khoán: LPB) vừa thông báo giao dịch cổ phiếu của ông Lê Anh Tùng, Phó Tổng Giám đốc ngân hàng.

Theo đó, ông Tùng đã đăng ký bán ra toàn bộ 952.355 cổ phiếu LPB với mục đích cá nhân. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 20/3 đến ngày 17/4/2024.

Trước khi thực hiện giao dịch, Phó Tổng Giám đốc LPBank nắm giữ 952.355 cổ phiếu LPB, tương ứng tỷ lệ 0,037% vốn. Nếu giao dịch thành công, ông Tùng sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu LPB nào, tương ứng 0% vốn điều lệ.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 15/3, cổ phiếu LPB đang giao dịch quanh mức 16.700 đồng/cổ phiếu. Ước tính theo mức giá này, ông Tùng sẽ thu về hơn 15,9 tỷ đồng nếu bán ra thành công số cổ phiếu trên.

anh-chup-man-hinh-2024-03-15-luc-113721-4225.png
Thị giá cổ phiếu LPB trong thời gian gần đây

Ở một diễn biến khác, vừa qua Hội đồng quản trị ngân hàng LPBank đã miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc đối với bà Vũ Thu Hiền kể từ ngày 6/2/2024 căn cứ đơn xin thôi việc của bà.

Được biết, bà Vũ Thu Hiền đã giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc của LPBank kể từ năm 2019. Bà từng có thời gian giữ chức Giám đốc LPBank Chi nhánh Thăng Long.

Một thông tin đáng chú ý khác, vào ngày 27/4 tới đây, LPBank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Địa điểm tổ chức tại Khách sạn Ninh Bình Legend, số 177 đường Lê Thái Tổ, khu Đô thị Xuân Thành, phường Ninh Khánh, Thành phố Ninh Bình.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, trong quý 4/2023, LPBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 3.346 tỷ đồng, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Các nguồn thu ngoài lãi đều ghi nhận tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng đột biến lên mức 2.926 tỷ đồng, tương ứng tăng 231,6%.

Theo giải trình của LPBank, ngân hàng đã triển khai các sản phẩm mới tăng cường các dịch vụ thanh toán trong nước và ngoài nước khiến cho thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng.

Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng lên mức 65,7 tỷ đồng do các đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp được cải thiện dẫn tới nhu cầu về vốn ngoại tệ tăng lên, ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngoại hối đáp ứng yêu cầu thực tế của doanh nghiệp dẫn tới thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng.

Trong kỳ, chi phí hoạt động đạt 1.594 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ quý 4/2022. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 18,1% lên mức 1.543 tỷ đồng.

Kết quả, LPBank báo lãi trước thuế quý 4/2023 đạt 3.352 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.627 tỷ đồng, lần lượt tăng 286,5% và 293,5% so với cùng kỳ năm trước.

Giải trình về lợi nhuận sau thuế quý 4/2023 tăng so với cùng kỳ, LPBank cho biết tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều cải thiện, hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân và doanh nghiệp bắt đầu phục hồi và cần bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, LPBank đã giải ngân cho vay đáp ứng vốn cho nền kinh tế dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng tăng so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm 2023, lợi nhuận trước thuế của LPBank đạt 7.039 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 5.572 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,7% và 23,5% so với năm 2022.

Trong năm vừa qua, thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm 5,9% xuống còn 11.203 tỷ đồng. Trái lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 114,6% đạt hơn 3.565 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng gấp 41,6 lần so với cùng kỳ, lên hơn 435 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác cũng tăng từ 201,1 tỷ đồng trong năm 2022 lên mức 347,1 tỷ đồng trong năm 2023.

Tính đến hết tháng 12/2023, tổng tài sản LPBank ở mức 382.863 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Dư nợ cho vay khách hàng ở mức 275.430 tỷ đồng, tăng 17%. Tiền gửi khách hàng tăng cũng tăng 10%, đạt 237.391 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 31/12/2023, tổng nợ xấu của LPBank ở mức 3.688.651 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ.

Về cơ cấu nợ xấu, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) đạt mức 812,7 tỷ đồng, giảm 24%. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 69,9% lên 1.706 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đạt 1.169 tỷ đồng, giảm 13,5% so với thời điểm cuối năm 2022.

Xem thêm

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng

Hiệp hội Ngân hàng: Tín dụng tăng trưởng thấp trong các tháng đầu năm là hiện tượng phổ biến

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng tăng trưởng thấp trong các tháng đầu năm là hiện tượng phổ biến. Bình quân tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm trong giai đoạn 2013 - 2023 là 0,56%. Tuy nhiên năm 2014 – 2018 và 2024 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm đều âm...

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...