Phố Wall kết thúc trái chiều khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm, trọng tâm chuyển sang thu nhập và dữ liệu kinh tế

Chứng khoán Mỹ dao động trong suốt phiên giao dịch 23/10 khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm khỏi mốc 5% và các nhà đầu tư chuyển sự chú ý sang kết quả thu nhập và dữ liệu kinh tế trong tuần này…

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Kết thúc phiên 23/10, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 190,87 điểm (-0,58%) xuống 32.936,41 điểm; S&P 500 mất 7,12 điểm (-0,17%) còn 4.217,04 điểm và Nasdaq Composite tăng 34,52 điểm (+0,27%) lên 13.018,33 điểm.

Chỉ số Dow Jones ghi nhận mức giảm ở ngày thứ tư liên tiếp, S&P 500 đóng cửa ở mức thấp khiêm tốn, trong khi một loạt cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất đã đẩy Nasdaq Composite thiên về công nghệ lên mức cao hơn.

Trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500, dịch vụ truyền thông ghi nhận mức tăng lớn nhất, trong khi cổ phiếu năng lượng có tỷ lệ giảm lớn nhất.

Ở các diễn biến riêng lẻ, Walgreens Boots Alliance tăng 3,3% sau khi J.P. Morgan nâng hạng nhà điều hành chuỗi dược phẩm từ "trung lập" lên "tăng tỷ trọng”.

Chevron giảm 3,7% sau thông báo mua lại đối thủ nhỏ hơn Hess Corp trong một thương vụ trị giá 53 tỷ USD. Cổ phiếu của Hess giảm 1,1%.

Công ty khoa học nông nghiệp FMC trượt dốc 13,2% khi công ty hạ dự báo thu nhập quý 3.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 10,80 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 10,67 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Oliver Pursche, phó chủ tịch cấp cao của Wealthspire Advisors nhận xét: “Câu chuyện tiếp tục xoay quanh lãi suất và ở một mức độ nào đó, việc chuyển từ “cao hơn trong thời gian dài hơn” sang “cao hơn bao nhiêu trong bao lâu?”. Thị trường dường như đã chấp nhận rằng Fed sẽ không sớm hạ lãi suất”.

Lợi suất trái phiếu kho bạc đã giảm nhẹ sau mức cao nhất trong nhiều năm gần đây, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4,854% sau khi tăng lên mức cao nhất trong 16 năm là 5,025%.

Tuần này hứa hẹn sẽ có nhiều sự kiện về thu nhập, với báo cáo của gần 1/3 số công ty trong S&P 500, bao gồm Microsoft Corp, Alphabet Inc, Meta Platforms Inc và Amazon.com cũng như General Motors Co, Ford Motor Co và Boeing Co.

“Với gần 1/3 báo cáo của S&P trong tuần này, các nhà đầu tư đang hy vọng “Seven Wonders” sẽ gây bất ngờ với đà tăng trưởng mạnh mẽ”, Sam Stovall, giám đốc chiến lược đầu tư của CFRA Research lưu ý.

Cho đến nay, 86 công ty trong S&P 500 đã công bố thu nhập. Trong số đó, 78% đã vượt qua kỳ vọng, dữ liệu LSEG cho thấy.

Vào 26/10, Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố dữ liệu GDP quý 3, dự kiến tăng lên 4,3%. Báo cáo Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) trên phạm vi rộng được dự đoán ​​sẽ cho thấy lạm phát toàn phần hàng năm và lạm phát cơ bản giảm xuống lần lượt là 3,4% và 3,7%.

Tình trạng bất ổn địa chính trị cũng nằm trong sự quan tâm, khi những người tham gia thị trường đang tìm kiếm các dấu hiệu tiềm ẩn cho thấy xung đột Israel-Hamas có thể mở rộng hoặc leo thang.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm hơn 2% vào ngày đầu tuần khi các nỗ lực ngoại giao ở Trung Đông được tăng cường, phần nào giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư về khả năng gián đoạn nguồn cung.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 2,33 USD, tương đương 2,5%, ở mức 89,83 USD/thùng. Hợp đồng tương lai dầu thô WTI giảm 2,59 USD, tương đương 2,9%, ở mức 85,49 USD/thùng.

Đây cũng là các mức giảm nhiều nhất trong một ngày của cả hai điểm chuẩn kể từ đầu tháng 10.

Trong hai tuần qua, cả Brent và WTI đều ghi nhận mức tăng hàng tuần do các lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông - khu vực cung cấp dầu lớn nhất thế giới - nếu xung đột lan rộng.

Nhà phân tích Tamas Varga của PVM cho biết: “Sự leo thang trong khu vực sẽ gây ra thêm những cơn gió ngược về kinh tế, giá dầu tăng có khả năng đẩy lạm phát toàn cầu lên cao hơn, dẫn đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể tiếp tục và tăng trưởng toàn cầu sẽ bị giảm sút”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm