Chứng khoán Mỹ ghi nhận mức lỗ hàng tuần khi lo ngại về Trung Đông gia tăng

Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giảm mạnh vào 20/10 khi các nhà đầu tư lo lắng về một đợt tăng lãi suất tiếp theo và xung đột Israel-Hamas lan rộng…

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Kết thúc phiên 20/10, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 286,89 điểm (-0,86%) xuống 33.127,28 điểm, S&P 500 mất 53,84 điểm (-1,26%) còn 4.224,16 điểm và Nasdaq Composite giảm 202,37 điểm (-1,53%) thành 12.983,81 điểm.

Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 1,6%, S&P 500 giảm 2,4% và Nasdaq giảm 3,2%.

Tất cả 11 lĩnh vực của chỉ số S&P 500 đều kết thúc phiên giảm điểm trên diện rộng, trong đó công nghệ và tài chính là những lực cản lớn nhất.

Chỉ số biến động Cboe đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 24/3.

Chỉ số tài chính S&P 500 giảm 1,6% trong khi chỉ số ngân hàng khu vực KBW giảm 3,5%. Cổ phiếu của Regions Financial trượt 12,4% do báo cáo lợi nhuận của công ty thấp hơn ước tính trung bình của các nhà phân tích.

American Express Company đã báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý vượt trội cả về doanh thu và lợi nhuận nhưng cổ phiếu của công ty lại giảm hơn 5% trong bối cảnh quan ngại về những khó khăn sắp tới.

Các cổ phiếu năng lượng bao gồm EQT Corporation, Halliburton Company và APA Corporation chịu áp lực do giá dầu giảm bất chấp căng thẳng đang diễn ra ở Trung Đông.

Schlumberger NV mất 2% sau khi công ty dịch vụ mỏ dầu báo cáo kết quả quý không đồng đều và doanh thu thấp hơn ước tính của các nhà phân tích.

Cổ phiếu của SolarEdge lao dốc 27,3% sau khi đưa ra cảnh báo về doanh thu thấp hơn đáng kể trong quý 4.

Đã có 86 công ty trong S&P 500 công bố báo cáo cho mùa thu nhập quý 3 của Mỹ. Tuy nhiên, kết quả từ một số ngân hàng cỡ trung đã làm dấy lên lo ngại về tác động của lãi suất.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn đã giảm nhẹ trong phiên, một ngày sau khi vượt qua mức đỉnh 5% lần đầu tiên kể từ tháng 7/2007 do những bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Ông Powell cho biết sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và thị trường lao động chặt chẽ có thể đòi hỏi các điều kiện lãi suất cứng rắn hơn để kiểm soát lạm phát.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán của Mỹ là 11,05 tỷ cổ phiếu, cao so với mức trung bình 10,58 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu ổn định ở mức thấp hơn vào 20/10. Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 22 cent, tương đương 0,2%, xuống mức 92,16 USD/thùng.

Giá dầu thô WTI kỳ hạn tháng 11, hết hạn vào cuối phiên 20/10, giảm 62 cent, tương đương 0,7%, ở 88,75 USD/thùng. WTI kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 29 cent xuống mức 88,08 USD/thùng.

Ông John Kilduff, đối tác tại Again Capital nhận xét: “Trung Đông vẫn là trọng tâm lớn của thị trường vì lo ngại về một cuộc xung đột trên toàn khu vực có thể dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung. Hiện tại, mặc dù sự gián đoạn nguồn cung là ít có khả năng xảy ra nhưng thị trường không thể chủ quan, đặc biệt là vào cuối tuần khi mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng và thị trường đang tạm nghỉ”.

Xem thêm

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Phố Wall tăng điểm trong khi nhà đầu tư “nghiền ngẫm” biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed

Các chỉ số chính của Phố Wall đóng cửa cao hơn sau phiên giao dịch đầy biến động với việc công bố biên bản cuộc họp chính sách gần đây nhất của Fed cho thấy sự thận trọng của các nhà hoạch định chính sách. Điều này đã giúp giới đầu tư hy vọng rằng lãi suất sẽ được giữ ở mức ổn định…

Có thể bạn quan tâm

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

MSVN kỳ vọng VN-Index sẽ chạm mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025, nhờ vào sự bứt phá lợi nhuận 17,1% và thanh khoản thị trường cải thiện mạnh mẽ, các nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và bán lẻ được dự báo sẽ đóng vai trò “đầu tàu” dẫn dắt đà tăng trưởng này...