Phố Wall tiếp tục trượt giảm sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 7

Phố Wall đóng cửa ở mức thấp hơn vào 16/8 sau khi biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy nhiều quan điểm trái chiều về lãi suất trong cuộc họp tháng trước…

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) tại New York, Mỹ
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) tại New York, Mỹ

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 180,65 điểm (-0,52%) xuống 34.765,74 điểm, S&P 500 mất 33,53 điểm (-0,76%) đóng cửa ở 4.404,33 điểm. Nasdaq Composite giảm 156,42 điểm (-1,15%) còn 13.474,63 điểm.

Chứng khoán Mỹ đã trải qua một giai đoạn khó khăn trong tháng 8, với S&P 500 suy yếu gần mức thấp nhất trong một tháng do dữ liệu cho thấy lạm phát cao và nền kinh tế mạnh mẽ khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong thời gian dài hơn.

Mike Reynolds, phó chủ tịch chiến lược đầu tư tại Glenmede, cho biết: “Các nhà đầu tư đang bắt đầu có cái nhìn tỉnh táo hơn về bức tranh kinh tế”.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục thua lỗ, với chỉ số ngân hàng S&P 500 giảm 1%. Bank of America dẫn đầu đà giảm trong số các ngân hàng lớn hơn, kết thúc ở mức thấp hơn 2,2%.

Ở các diễn biến cổ phiếu riêng lẻ, Nvidia cũng đảo ngược mức tăng sớm để kết thúc phiên thấp hơn 1% . Nhà sản xuất chip đã có 2 ngày đầu tuần tăng điểm nhờ động thái nâng mục tiêu giá cổ phiếu của UBS và Wells Fargo trước thềm báo cáo kết quả thu nhập hàng quý của Nvidia vào tuần tới.

Trong khi đó, cổ phiếu Target đã tăng gần 3% sau khi lợi nhuận quý hai của nhà bán lẻ lớn vượt qua ước tính.

Đối thủ Walmart kết thúc phiên giao dịch gần như đi ngang, đảo ngược các khoản lỗ trong ngày, trước công bố kết quả hàng quý vào đầu ngày 17/8.

Walmart dự kiến sẽ nâng dự báo thu nhập cả năm do người tiêu dùng Mỹ tiếp tục mua sắm các nhu yếu phẩm ngay cả khi chi phí vay tăng, tiêu chuẩn cho vay thắt chặt và viễn cảnh việc làm yếu đi.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là tương đối lớn với 11,9 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 10,9 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên trước đó.

Về khía cạnh kinh tế, biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 7 của Fed cho thấy hầu hết các nhà hoạch định chính sách vẫn tiếp tục ưu tiên cuộc chiến chống lạm phát, làm tăng thêm sự không chắc chắn của các nhà đầu tư về triển vọng lãi suất.

Peter Tuz, chủ tịch của Chase Investment Counsel cho biết: “Tôi đồng ý với quan điểm của các thống đốc về việc chúng ta không nên tự tin rằng đã chiến thắng lạm phát. Tôi nghĩ rằng thị trường sẽ rất lo lắng về những gì Fed sẽ làm trong suốt tháng 9 và tháng 10”.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu ghi nhận mức thấp vào 16/8 bất chấp dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh. Các nhà đầu tư bày tỏ sự lo lắng về nhu cầu sụt giảm ở Trung Quốc bên cạnh những kỳ vọng về nguồn cung thắt chặt hơn ở Mỹ.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 1,44 USD, tương đương 1,7%, xuống 83,45 USD/thùng trong khi dầu thô WTI giảm 1,61 USD, tương đương 2%, xuống 79,38 USD/thùng.

Cả hai điểm chuẩn đều đã giảm hơn 1% trong phiên trước đó xuống mức thấp nhất kể từ ngày 8/8.

Giá dầu cũng biến động sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố biên bản cuộc họp tháng trước, cho thấy các quan chức ngân hàng trung ương vẫn đang cân nhắc về khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian dài hơn.

Lãi suất cao làm tăng chi phí vay cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.

Nền kinh tế trì trệ của Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thị trường dầu thô sau khi doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và số liệu đầu tư không đáp ứng được kỳ vọng, làm dấy lên lo ngại về sự suy thoái sâu hơn và kéo dài hơn.

Xem thêm

Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) tại thành phố New York, Mỹ

Chứng khoán Mỹ bàng quan với dữ liệu lạm phát

Các chỉ số chính của Phố Wall đóng cửa không có nhiều thay đổi vào 10/8 khi hầu hết các mức tăng trước đó đã bị dao động do các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Mỹ và liệu chứng khoán có còn dư địa để tăng cao hay không…

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...