Doanh nhân Việt Nam cùng nhau kiến tạo đất nước

Ngày 26/5 tại Phú Quốc, Kiên Giang, Tạp chí Thương Gia, CLB Thương Gia và BAOOV đã chính thức tổ chức Chương trình giao lưu Hội tụ Doanh nhân “Sống sao để người nhớ” với chủ đề: Doanh nhân Việt Nam cù
Doanh nhân Việt Nam cùng nhau kiến tạo đất nước

Chương trình này là một trong chuỗi các sự kiện mà Tạp chí Thương Gia - CLB Thương Gia khởi xướng nhằm hội tụ doanh nhân Việt toàn cầu để kiến tạo nhiều tài sản và di sản cho đất nước Việt Nam.

Buổi giao lưu đã có sự tham dự của Hội đồng cố vấn CLB Thương Gia gồm ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Tổng Thư ký VCCI, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, bà Nguyễn Thùy Dương – Tổng Biên tập Tạp chí Thương Gia.

Khách mời tham dự hội thảo gồm Giáo sư Hà Tôn Vinh,  ông Nguyễn Trường Nhân – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về Người Việt Nam ở nước ngoài, ông Peter Hồng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, Chủ tịch BankPay Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Mỹ - Chủ tịch Tập đoàn VABIS, Chủ nhiệm CLB Doanh nhân Việt Kiều TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, ông Nguyễn Hải Nam - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam ở châu Âu, Giám sát thị trường châu Á (Ngân hàng Société Générate), Ủy viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài; ông Nicholas Nguyễn - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm Bridge Healthcare; ông Đỗ Trọng Hiệp - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, Quản lý Orix Việt Nam; ông Lư Văn Còn - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng HUD...

Buổi giao lưu còn có sự hiện diện của lãnh đạo huyện Phú Quốc, lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh lân cận… và gần 100 khách mời gồm các doanh nhân trên địa bàn huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang.

Phát biểu khai mạc chương trình, bà Chu Thị Tiến – Chủ tịch CLB Thương Gia, Chủ tịch Công ty CP Tiến Hà cho hay, mạng lưới khổng lồ gồm những người chung ngành và thậm chí trái ngành quen biết nhau sẽ đưa đến cho chúng ta nhiều cơ hội và thử thách công việc mới. Đa dạng hóa các mối quan hệ để có thể hưởng lợi từ suy nghĩ lẫn ý tưởng của người khác, những người có quan điểm đối lập so với quan điểm của Tôi - Bạn. Đừng tự giới hạn những cơ hội mở rộng quan hệ xung quanh. Hãy mở rộng các mối quan hệ của chúng ta với mọi người ở mọi tầng lớp, nhiều lĩnh vực nghề nghiệp, sở thích khác nhau. Họ có thể giúp Tôi - Bạn mở rộng tầm nhìn và đưa đến cho chúng ta những cơ hội sự nghiệp, hay cho Tôi - Bạn thêm sự hiểu biết.

Cũng theo bà Tiến, với sứ mệnh kết nối 5C: CHUNG SỨC - CHÂN THÀNH - CHIA SẺ - CAM KẾT HÀNH ĐỘNG để CÙNG NHAU KIẾN TẠO ĐẤT NƯỚC, Ban tổ chức mong muốn chương trình hôm nay diễn ra tại huyện đảo Phú Quốc xinh đẹp này sẽ hội tụ được doanh nhân Việt toàn cầu để kiến tạo nhiều tài sản và di sản cho đất nước Việt Nam. Ban tổ chức cũng mong muốn, thông qua hội thảo lần này, các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài sớm kết nối với nhau trong thời gian tới.

“Theo thống kê, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nhật Bản chiếm trên 90%; Đài Loan cũng tương tự như vậy, thế nhưng họ vẫn phát triển tốt. Vì sao? Đơn giản là vì họ có những hiệp hội doanh nghiệp hoạt động rất tốt. Một doanh nghiệp có thể không đủ nguồn lực để thuê luật sư tư vấn về những hiệp định, quy định khi hội nhập, tìm hiểu về một thị trường mới … nhưng nhiều doanh nghiệp trong cùng hiệp hội có thể chung tay nghiên cứu, cùng làm marketing, nghiên cứu chuyển giao công nghệ; ngoài ra hiệp hội còn có thể đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn...”

“DNNVV Việt Nam cũng chiếm hơn 90%, vậy chúng ta phải làm thế nào để là “Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không phải...dạng vừa đâu”? Điều quan trọng nhất theo tôi chúng ta phải hiệp lực lại, đi cùng nhau trong sân chơi hội nhập như câu nói của Warren Buffett: "Nếu muốn đi thật nhanh thì đi một mình. Nếu muốn đi thật xa hãy đi cùng nhau."” – Bà Tiến khẳng định.

Bà Tiến cũng cho rằng, trong sân chơi hội nhập này, không những các doanh nghiệp trong nước phải hiệp lực lại với nhau mà chúng ta còn phải liên kết chặt chẽ với các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. Họ chính là lực lượng tích cực nhất trong việc đưa hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những mặt hàng có thế mạnh của ta như may mặc, da giày, nông sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ... Họ cũng luôn được đánh giá có nguồn lực mạnh, cả về vốn, công nghệ và trình độ quản lý. Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đã mang nhiều dự án đầu tư lớn về cho đất nước. Họ là cổ đông chính trong một số ngân hàng lớn tại Việt Nam như Techcombank, VP Bank; là “đại gia” trong các lĩnh vực như bất động sản, trung tâm thương mại có VinGroup, Melinh Plaza, trong  lĩnh vực khách sạn, du lịch có Furama, SunGroup, Dalat Edensee Resort , lĩnh vực sản xuất có Masan...

“Doanh nghiệp kiều bào đã và đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu doanh nhân Việt, thúc đẩy quảng bá, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới. Họ cũng là người đã chủ động kết nối với cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Với những lợi thế đó, tôi mong các doanh nghiệp không chỉ trong CLB Thương Gia mà còn đối với các doanh nghiệp trên cả nước, hãy tích cực liên kết với các Doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng lớn mạnh” – bà Tiến kiến nghị.

Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Tổng Thư ký VCCI đặt câu hỏi: làm sao để kiến tạo đất nước? Câu hỏi này phụ thuộc vào doanh nghiệp doanh nhân. Tuy nhiên trong thời gian rất ngắn nữa thôi Nghị quyết 35 được ban hành để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc kiến tạo đất nước.

Chúng ta đang sống trong xu thế hội nhập, trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh này, ông Vinh cho rằng kinh doanh bền vững sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường nội lực, nâng cao vị thế và chiếm được niềm tin của Chính phủ, khách hàng và các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan khác.

"Rất nhiều nghiên cứu, khảo sát trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, những doanh nghiệp phát triển bền vững là các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, năng suất lao động cao hơn, khả năng thích ứng và hội nhập tốt hơn các doanh nghiệp chỉ hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận mà bỏ qua trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường”.

Ông Vinh cũng thông tin thêm: “Mỗi một năm mở ra 12 nghìn tỷ đô la cho biến đổi khí hậu, vậy doanh nghiệp phải làm thể nào để phát triển bền vững? Ví dụ như khi sản xuất chai nước, sau đó chai nước đó được tái sử dụng. Tuy nhiên vấn đề không phải là tái sử dụng mà là vấn đề phát triển bền vững, đem lại lợi luận cao. Vậy chúng ta phải hội tụ như thế nào để có thể cùng nhau phát triển, nâng cao vai trò kiến tạo của doanh nghiệp trong xây dựng đất nước. Hy vọng trong thời gian tới hàng hoạt chương trình hành động mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện trong thời gian tới sẽ mở ra hàng hoạt cơ hội cho các doanh nghiệp.”

Cũng tại sự kiện, ông Huỳnh Quang Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết, Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore thập niên 1960 khi chưa san lấp lấn biển. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

“Với sự kiện ngày hôm nay, tôi nhận thấy đây là chương trình rất đặc biệt và có lẽ là sự kiện lần đầu tiên tại Phú Quốc. Không nhà đầu tư nào lại không muốn có nhiều chính sách, cơ chế đặc biệt và điều này thì cũng không năm ngoại lệ đối với Phú Quốc. Phú Quốc đang có nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư. Mong CLB Thương Gia quan tâm nhiều hơn nữa tới Phú Quốc thông qua việc đầu tư tại hòn đảo xinh đẹp này” – ông Hưng kiến nghị.

Theo GS Hà Tôn Vinh, chúng ta phải hỏi tại sao đất nước mình vẫn chưa phát triển tốt. Doanh nhân là trí tuệ, là nhân vật trung tâm của công cuộc phát triển, do đó doanh nhân cần phải dùng trí tuệ của mình để làm ra nhiều sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận, vận dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào cuộc sống...qua đó cải thiện đời sống người dân thì đất nước mới phát triển được.

Cũng theo GS Vinh, khái niệm khởi nghiệp là khái niệm chỉ dành cho thanh niên sinh viên khởi nghiệp là sai lầm, giống như đẩy các em vào chỗ chết vì các em chưa có kinh nghiệm, chưa có vốn...Khởi nghiệp nên bắt đầu từ các doanh nhân bởi các doanh nhân phải luôn luôn khởi nghiệp mới tồn tại lâu dài được.

“Chúng ta nghĩ chúng ta đã thành đạt vậy tại sao một thương hiệu như Kodak vẫn tàn lụi? Hôm nay chúng ta khởi nghiệp, ngày mai chúng ta khởi nghiệp, chúng ta luôn luôn phải làm mới mình, luôn thay đổi để theo kịp thời đại” – GS Vinh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...