PVX có lãi nhưng sớm tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ

Trả lời câu hỏi của HĐXX, bị cáo Trịnh Xuân Thanh thừa nhận tình hình của PVX năm 2011 dù có lãi nhưng đã tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ. Mức vốn đầu tư cho công ty con (trên 3.000 tỷ đồng) đã vượt với vốn đ
PVX có lãi nhưng sớm tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ

Sáng ngày 9/1, HĐXX tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVX).

Tại phiên tòa đầu tiên, HĐXX đã hoàn tất kiểm tra căn cước các bị cáo, nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Một số luật sư đề nghị cung cấp thêm chứng cứ bảo vệ. Đồng thời, luật sư cũng đề nghị cách ly các bị cáo và nhân chứng có lời khai đối lập khi xét hỏi do tính chất phức tạp có nhiều lời khai đối lập của phiên tòa. HĐXX sau đó áp dụng việc cách ly trong quá trình xét hỏi đối với với hai bị cáo chính Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.

Tiếp tục tại phiên thứ hai, hành vi Cố ý làm trái... liên quan đến dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 được HĐXX thực hiện xét hỏi. Đây là lần đầu tiên hai bị cáo chính ra tòa sau khi bị cách ly chiều qua. Việc đối chất giữa các bị cáo liên tục diễn ra bên cạnh việc xét hỏi.

Trước HĐXX, bị cáo Đinh La Thăng nhận trách nhiệm người đứng đầu đối với dự án NĐ Thái Bình 2. Sau quá trình điều tra, nhìn lại dự án sau 10 năm, bị cáo Thăng tự nhận định việc cấp giấy phép khi đó là "nôn nóng", "quá quyết liệt", "không đúng quy trình".

PVX dù lãi nhưng đã sớm tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ

Trả lời câu hỏi của HĐXX về Tổng công ty, Trịnh Xuân Thanh thừa nhận tình hình của PVX năm 2011 dù có lãi nhưng đã tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ. Mức vốn đầu tư cho công ty con (trên 3.000 tỷ ) đã vượt với vốn điều lệ mà PVX đang có (2.500 tỷ ).

Điều này theo giải thích của bị cáo Thanh là do PVX được chọn là một trong 5 ngành nghề chính của dầu khí theo chủ trương tái cơ cấu PVN của Chính phủ. PVN đã chuyển một số đơn vị như bất động sản của PVFC, PVLand về PVX nhưng vì không có vốn mà nên PVX phải nợ vốn, chuyển nợ với các đơn vị góp trước.

“Trước khi chuyển về, PVX chỉ vay vốn để sản xuất kinh doanh. Nhưng khi đầu tư tài chính, PVX đã vay ủy thác qua OceanBank. Theo kế hoạch đã duyệt, PVX sẽ tăng vốn. Mục đích sử dụng vốn trong đó sẽ có phần tiền trả nợ". Tuy nhiên, thực tế, phải đến 2012 PVX mới được tăng vốn, mức vốn sau khi tăng dự kiến là 5.000 tỷ nhưng thực tế chỉ tăng lên được 4.500 tỷ.

Cả hai bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến (Phó TGĐ) và Phạm Tiến Đạt (Kế toán trưởng) của PVX đều cho rằng 6 tháng đầu năm 2011 Tổng công ty có lãi nhưng về khả năng thanh khoản thì dòng tiền đã có vấn đề.

HĐXX xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng về việc đã đánh giá tình hình của PVX hay chưa và có ý kiến gì đối với câu trả lời của các bị cáo, nguyên Chủ tịch PVN cho biết tôn trọng ý kiến của các bị cáo. HĐTV làm việc có các bộ máy giúp việc và các cơ quan báo cáo PVX đủ năng lực.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - Ảnh TTXVN

"Với bị cáo, PVX là doanh nghiệp hạch toán độc lập, niêm yết trên sàn chứng khoán từ 2009 và công bố kết quả kinh doanh vẫn có lãi". Bị cáo Thăng cũng đề cập PVX năm 2010 lãi khoảng gần 1.000 tỷ đồng. Cùng đó, việc PVN bán bớt 40% cổ phần với giá chuyển nhượng cao cũng chứng tỏ năng lực PVX.

"Về dòng tiền, việc một công ty khó khăn trong một thời điểm nhất định là việc bình thường", bị cáo Thăng nói. PVX và Lilama trước đó đã liên doanh thực hiện Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 thực hiện đúng tiến độ và cũng đang là dự án rất thành công.

Chọn PVX thay liên danh tổng thầu để "giải quyết tính cấp bách"

Lời khai của Trịnh Xuân Thanh cũng cho biết năng lực PVX dù chưa đạt chuẩn nhưng tại thời điểm đấy chỉ có Lilama và PVX là đơn vị trong nước có thể làm. “Anh Thăng mong muốn đẩy nhanh tiến độ dự án để thay thế không phải thuê tập đoàn nước ngoài”.

Ban đầu, PVN giao liên danh tổng thầu PVX và nước ngoài nhưng sau đó chỉ chọn PVX. Bản chất cả 2 phương thức trên đều là PVX thuê các chuyên gia nước ngoài thực hiện.

Theo bị cáo Đinh La Thăng, năm 2009, Chính phủ cho phép PVN chỉ định thầu. Việc lựa chọn tổng thầu thay vì chọn liên doanh tổng thầu như ý kiến ban đầu của HĐQT là để "giải quyết được tính cấp bách của dự án". Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 là một trong các dự án được Chính phủ yêu cầu nhanh chóng khởi công..

HĐXX chất vấn việc phê duyệt thiết kế hiệu chỉnh được thực hiện 24/2/2011. Sau vài ngày làm sao có thể khởi công khi hồ sơ còn thiếu? Theo bị cáo Đinh La Thăng, PVN không chỉ có dự án NĐ Thái bình 2 mà còn nhiều dự án khác. PVN thực hiện đồng thời mà không chờ việc này xong mới làm việc khác.

Hợp đồng EPC số 33: Bị cáo Đinh La Thăng khai không biết gì

HĐXX chất vấn bị cáo Thăng tại sao lại thực hiện việc triển khai HĐ 33 khi hồ sơ vẫn còn thiếu. Bị cáo bất ngờ cho biết "không biết gì về hợp đồng 33".

Đối chất lời khai của bị cáo Thăng, bị cáo Vũ Hồng Chương, nguyên trưởng ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2, giữ nguyên lời khai hôm qua cho biết đã được Đinh La Thăng mời lên làm việc hỏi về việc tại sao không làm văn bản chuyển tiền cho PVX.

"Bị cáo khi đó đã khẳng định công văn, điều kiện không phù hợp quy định Nghị định 48, chưa đủ cơ sở. Nhưng anh Thăng vẫn tiếp tục yêu cầu chuyển tiền cho PVX thực hiện dự án này".

Bị cáo Thăng nói tôn trọng ý kiến của bị cáo Chương và không giải thích thêm.

Bị cáo Ninh Văn Quỳnh tham gia đối chất

Bị cáo Ninh Văn Quỳnh, Kế toán trưởng, cho biết việc chi tiền tạm ứng đều theo chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Xuân Sơn. Tuy nhiên, thẩm phán tiếp tục đặt câu hỏi đã có bao giờ nhận được bút phê của ông Đinh La Thăng. Bị cáo Quỳnh thừa nhận việc này. Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh cho biết không hề viết bút phê mà chỉ có một lần nhận văn bản của bị cáo Thăng nhưng do nội dung trong lĩnh vực tài chính không thuộc lĩnh vực của mình.

Trả lời câu hỏi của HĐXX về vi phạm của bản thân, bị cáo Đinh La Thăng nhận trách nhiệm người đứng đầu đối với dự án NĐ Thái Bình 2. "Sau quá trình điều tra, nhìn lại dự án sau 10 năm, bị cáo tự nhận định việc cấp giấy phép khi đó là nôn nóng, quá quyết liệt, không đúng quy trình".

Trịnh Xuân Thanh: "Bị cáo không bao giờ chỉ đạo việc sử dụng tiền sai"

Việc nhận dự án Nhiệt điện Thái Bình với bị cáo Trịnh Xuân Thanh và PVX khi đó là “điều mừng”. Trả lời chất vấn của thẩm phán về việc liệu có thuận lợi hay không khi PVX đã đang trong tình trạng mất cân đối lại tiếp tục nhận thêm dự án này, Trịnh Xuân Thanh cho biết thời điểm đó, dự án ngành dầu khí đều được chuẩn bị nguồn tiền khác với các công trình trên cả nước đều nợ nần nhiều thời điểm đó.

"Tại thời điểm như vậy, đơn vị xây lắp nhận dự án là điều rất tốt vì tạo công ăn việc làm, nâng cao năng lực kinh nghiệm. Điều mừng dù biết đây là dự án lớn, năng lực khi đó dù chưa đảm đương được nhưng tinh thần chung của tập đoàn kết hợp thuê chuyên gia nước ngoài", Trịnh Xuân Thanh nói.

Bị cáo Thanh cũng cho biết các công ty thua lỗ chủ yếu do đầu tư vào bất động sản. "Có những mảnh đất ở giữa Nghệ An từng được giao dịch 30 triệu/m2 nhưng thời điểm đó 10 triệu/m2 không ai mua" . PVC Nghệ An trước là công ty xây dựng tại tỉnh Nghệ An. Dù thua lỗ nhưng chủ yếu do dự án bất động sản còn năng lực làm việc của công ty rất tốt.

Trong Nghi quyết ghi rõ góp vốn bằng tiền vay hoặc vốn tự có hoặc vốn khác. Lời khai của Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa cho biết tại thời điểm đấy, dù PVX khó khăn về vốn nhưng lúc nào ngân hàng sẵn sàng cho vay.

Tại phiên tòa, nguyên Chủ tịch PVX cho rằng việc nhận tiền tạm ứng, chi tiêu như thế nào toàn bộ do Ban Giám đốc, ban điều hành được thực hiện mà không phải báo cáo với HĐQT.

"Việc góp vốn vào các công ty cần xin ý kiến của HĐQT qua Nghị quyết. Việc chi sai nguyên tắc là trách nhiệm của kế toán và ban Tổng Giám đốc không thuộc thẩm quyền của HĐQT", bị cáo Trịnh Xuân Thanh phát biểu trước tòa.

Thẩm phán hỏi lại liệu bị cáo có biết việc chi tiêu đó không. Trịnh Xuân Thanh khai tầm khoảng tháng 9/2011 mới phát hiện ra, sau đó đã báo cáo trực tiếp tập đoàn.

Đối chất nội dung này với bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến, Phó TGĐ PVX, HĐXX đặt câu hỏi nếu không có sự đồng ý của HĐQT bị cáo có dám thực hiện không? Bị cáo Tiến cho biết quá trình chuyển tiền cần chữ ký của nhiều người. Bị cáo Đạt, nguyên kế toán trưởng PVX, cho biết buổi họp giao ban nào cũng báo cáo tình hình tiền tạm ứng Nhiệt điện Thái Bình 2 và luôn đề cập nguyên tắc tiền dự án nào cần để vào dự án đó.

"Bị cáo chỉ thực hiện theo yêu cầu lãnh đạo và nghĩ có thể dùng tiền nhàn rỗi và sẽ được hoàn trả lại sau đó".

Lý giải về việc không có tiền vẫn quyết định đầu tư, Trịnh Xuân Thanh cho rằng ĐHĐCĐ đầu năm 2011 đã phê duyệt phương án tăng vốn. Còn việc sử dụng tiền sai, bị cáo Thanh khẳng định không bao giờ chỉ đạo. Nội dung chính của HĐ 33 Trịnh Xuân Thanh cũng "đã không đọc kỹ".

Tiếp tục trong phiên sáng, HĐXX tiếp tục với các nội dung liên quan đến hành vi Tham ô tài sản 13 tỷ đồng của Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.

Tóm tắt phần xét hỏi phiên tòa đầu tiên, trừ Trịnh Xuân Thanh, toàn bộ các bị cáo thuộc PVX đã được xét hỏi trong phiên tòa xét xử chiều qua. Lãnh đạo PVX đều cho biết đã nhận thức hành vi của mình là không đúng do thiếu các điều kiện với trình tự của tổng thầu. Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó TGĐ PVN, phụ trách tài chính kế toán của dự án, cũng thừa nhận việc dùng Hợp đồng EPC 33 (HĐ 33) làm cơ sở để tạm ứng là hoàn toàn không đúng.

Nói về tình trạng của PVX thời điểm công tác, bị cáo Trương Quốc Dũng, nguyên Phó TGĐ PVX cho biết PVX khi đó đã “như một con tàu đang đắm”, “không vớt nổi nên ai vớt được gì thì vớt”, như với ông việc của bị cáo Dũng có những khi cả ngày chỉ tiếp ngân hàng đòi nợ.

Việc đối chất giữa các bị cáo liên tục diễn ra trong đó bị cáo Vũ Hồng Chương nhận thức hợp đồng 33 là sai, kể cả điều khoản tạm ứng nhưng vẫn ký công văn đề nghị tạm ứng bởi theo bị cáo dù đã làm tất cả mọi việc có thể làm với trách nhiệm của mình “nhưng không thể làm thay đổi quyết định của lãnh đạo Tập đoàn”.

Sau khi chuyển tiền đợt đầu tiên cho Ban quản lý dự án, PVN có có công văn do Phó tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn ký, đề nghị Ban quản lý dự án chuyển hết tiền tạm ứng cho PVX ngay trong ngày. Bị cáo Ninh Văn Quỳnh cũng cho biết các xuất tiền đều theo chỉ đạo của Nguyễn Xuân Sơn. Trong khi đó bị cáo Sơn cho rằng chỉ biết hợp đồng đang hoàn thiện nên không biết sai sót và cũng khẳng địnhngười đứng đầu có yếu tố quyết định.

Theo Thanh Thuỷ/NDH

>> Lời khai của ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...