QLTT tỉnh Tiền Giang tạm giữ hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu

Hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm là dầu xả có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và hàng trăm sản phẩm là phụ kiện làm nail có xuất xứ từ Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam được lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Tiền Giang bắt giữ.

Tin từ Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, ngày 30/9/2021, Đội QLTT số 6 và Tổ công tác đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Chốt Trạm thu phí Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang thì phát hiện 01 xe “luồng xanh” đang vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.

Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm, vào hồi 6 giờ 10 phút cùng ngày Đội QLTT số 6 phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Tiền Giang tiến hành khám toàn bộ thùng sau của phương tiện ô tô tải biển kiểm soát 65H-001.82. Kết quả, phát hiện trên xe đang vận chuyển 10 cái màn hình máy tính và 70 cuộn áo may sẵn vải thun xuất xứ Việt Nam có hóa đơn chứng từ hợp pháp, có nhãn hàng hóa đúng quy định.

Còn lại 08 loại mỹ phẩm với tổng cộng 2.536 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Trong đó, 480 chai dầu xả xuất xứ Italia, 500 hộp mỹ phẩm xuất xứ Trung Quốc có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; 500 chai mỹ phẩm xuất xứ Nhật bản, 856 hộp mỹ phẩm xuất xứ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và 200 cái phụ kiện làm nail xuất xứ Trung Quốc có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Qua làm việc, người điều khiển phương tiện cho biết tất cả hàng hóa này được vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh về thành phố Cần Thơ để tiêu thụ. Đội QLTT số 6 tạm giữ 2.536 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm nêu trên để tiếp tục xử lý theo quy định, tổng trị giá hàng hóa gần 200 triệu đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.