Bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo hoàn toàn được bãi bỏ.
Bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ngày 28/11/2016, giao Bộ Công Thương xem xét việc bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, ngày 4/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã kí quyết định bãi bỏ Quyết định số 6139/QĐ-BCT ngày 28/8/2013 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Trước đó, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn triển khai thực hiện Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, ngày 19/9/2016, Bộ Công Thương đã có công văn số 8768/BCT-XNK kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo ban hành kèm theo Quyết định số 6139/QĐ-BCT.

Quyết định số 6139/QĐ-BCT của Bộ Công Thương trước đây quy định khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo, quy định khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo…

Trong bối cảnh tình hình thị trường xuất khẩu gạo khó khăn và phải cạnh tranh gay gắt, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu gạo, việc Bộ Công Thương bãi bỏ Quyết định 6139/QĐ-BCT sẽ loại bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2014.

Đồng thời, việc bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ đảm bảo tính minh bạch của thể chế, môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo và tăng cường tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân.

Đây được xem là động thái tiếp theo sau hàng loạt quyết định bãi bỏ và đơn giản hóa 123 thủ tục, sửa đổi quy định về dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương. Qua đây tiếp tục khẳng định Bộ Công Thương sẽ đi đầu trong cải cách thủ tục hàng chính, loại bỏ các “nút thắt” thể chế, tạo “sân chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo đảm sự cạnh tranh, quyền lợi tối cao cho người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.