Đây được xem là 2 dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới, trên cơ sở xác định hạ tầng giao thông là một trong những đột phá chiến lược, yếu tố đi trước một bước để tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng tốc hạ tầng
Trong đó, Cầu Nhật Lệ 3 là công trình nối hai bờ Đông – Tây sông Nhật Lệ, thuộc địa bàn xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh. Cùng với 2 cây cầu đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, cầu Nhật Lệ 3 hứa hẹn sẽ kết nối các trục đường nội thành theo quy hoạch chung của đô thị Đồng Hới, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông ven biển nối liền giữa các vùng đô thị trung tâm với bờ biển phía Đông.
Sắp tới, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ đầu tư thêm Nhà ga hành khách T2 tại sân bay Đồng Hới, sân đỗ máy bay, tổng số vốn ước tính khoảng 2.320 tỷ đồng.
Khi đó, cảng hàng không này sẽ lọt top 3 sân bay quy mô nhất miền Trung với công suất phục vụ 3 triệu hành khách/năm; định hướng quy hoạch đón 20-25 triệu khách/năm trong tương lai. Đồng thời, sẽ có nhiều chuyến bay kết nối Quảng Bình với Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các nước châu Âu, mang lại cơ hội khởi sắc cho du lịch và tạo ra cú hích cho bất động sản địa phương.
Bên cạnh đó, trong cuộc họp mới đây với Bộ GTVT, nhiều dự án giao thông huyết mạch tại Quảng Bình cũng bước đầu được các Bộ, ngành trao đổi tháo gỡ nhằm đẩy nhanh về mặt tiến độ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó đáng chú ý có đoạn tránh Nhà máy xi măng sông Gianh (QL12A); Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đoạn Khe Ve - Cha Lo (QL12A); đoạn Km0-Km4 (Quán Hàu - Vĩnh Tuy) và Km20-Km52 (Ngã ba Vạn Ninh - Nga ba Tăng Ký) (đều thuộc Quốc lộ 9B)…
Kết nối liên hoàn 5 loại hình giao thông
Đến nay, Quảng Bình là một trong không nhiều những địa phương tại Việt Nam có kết nối liên hoàn với đủ 5 loại hình vận tải.
Trong đó, đường bộ hiện có gần 9.400km, 174km đường sắt (19 ga) nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, 230km chiều dài đường thủy nội địa với 5 hệ thống sông chính. Về đường biển, tỉnh có bờ biển dài 126km với Cảng Gianh có khả năng tiếp nhận tàu đến 1.000 DWT, cảng Hòn La tiếp nhận tàu đến 15.000 DWT, hiện đang xây dựng giai đoạn 2 để tiếp nhận tàu đến 30.000 DWT.
Những năm gần đây, hạ tầng Quảng Bình đón nhiều sự kiện có ý nghĩa như thông xe cầu Nhật Lệ 2 (tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng) nối trung tâm TP. Đồng Hới với bán đảo Bảo Ninh; khai trương đường bay quốc tế đầu tiên Đồng Hới - Chiang Mai; mở rộng QL1A; mở rộng nâng cấp đoạn Minh Cầm - Đồng Lê, cải tạo nâng cấp đoạn Khe Ve - Cha Lo…
Cộng hưởng giữa vị trí cửa ngõ giao thông của khu vực và sự hội tụ đầy đủ các loại hình vận tải nói trên, Quảng Bình đang sở hữu những lợi thế vượt trội để phát triển đầu tư, xác lập vị thế của một điểm đến tiềm năng và khác biệt giai đoạn 2021 – 2030.
Từ nền tảng hạ tầng được đầu tư đồng bộ, sự quy tụ của những tên tuổi lớn như Tập đoàn Trường Thịnh, Mường Thanh, Vingroup, FLC… đang cho thấy sức nóng đặc biệt của thị trường này.
Trong đó, FLC gây chú ý đặc biệt với quần thể nghỉ dưỡng FLC Quang Binh Beach & Golf Resort - một trong những dự án hạ tầng du lịch lớn nhất của Quảng Bình và khu vực miền Trung tính đến thời điểm hiện tại.
Tổng vốn đầu tư 20.000 tỷ đồng, diện tích gần 2.000 ha, sở hữu chuỗi tiện ích cao cấp như khách sạn tiêu chuẩn quốc tế, sân golf liên hoàn, trung tâm hội nghị, bến đỗ du thuyển… Đặc biệt là villa siêu sang triệu USD, dự án này đã vượt qua nhiều kỷ lục về quy mô và tiện ích mà chính FLC từng lập ra trước đó với những quần thể nổi tiếng của họ.
Với hàng ngàn sản phẩm BĐS và hệ thống tiện ích kỷ lục, những dự án như FLC Quảng Bình được kỳ vọng không chỉ ảnh hưởng cục bộ tới địa ốc khu vực mà còn mở rộng ảnh hưởng tới du lịch cả nước, trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang phục hồi tích cực sau đại dịch còn BĐS nghỉ dưỡng vẫn là một trong những phân khúc trọng điểm của giới đầu tư.
Dự án FLC Quảng Bình được phát triển và phân phối bởi FLCHomes Fanpage: https://www.facebook.com/flcquangbinhgolfresort/?ref=page_internal Website: http://flcquangbinh.vn/ Hotline: 0965 300 688 |