Quốc hội nhất trí lùi thời gian thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Với 91,7% đồng ý, Quốc hội thống nhất điều chỉnh việc thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp 6 sang kỳ họp gần nhất…

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

Trong phiên làm việc sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có tờ trình về việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tờ trình nêu rõ, theo chương trình kỳ họp thứ 6, tại phiên họp sáng ngày 29/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 3/11 và ý kiến của các cơ quan, tại phiên họp giữa 2 đợt của kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến thống nhất về nhiều nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Tuy nhiên, dự thảo luật vẫn còn một số nội dung, chính sách lớn cần tiếp tục nghiên cứu để thiết kế phương án chính sách tối ưu. Việc rà soát, hoàn thiện toàn diện cần thêm thời gian để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và thống nhất của dự thảo luật với hệ thống pháp luật.

“Do đây là dự án luật có tính chất đặc biệt quan trọng, tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Vì vậy, sau khi thống nhất với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp này sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện dự thảo luật, bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua”, ông Cường báo cáo.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xin điều chỉnh chương trình phiên họp sáng ngày 29/11, kỳ họp thứ 6. Theo đó, tại phiên này, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, biểu quyết thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Sau khi nghe tờ trình, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua với 453/459 đại biểu tán thành (chiếm 91,7% tổng số đại biểu).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...