Ngày 30/3 tới, Tổng Cty Thương mại Hà Nội (Hapro) sẽ tiến hành bán 76 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với giá khởi điểm 12.800 đồng/cp, tương ứng Hapro dự kiến thu về tối thiểu 972,8 tỷ đồng.
Mặc dù Hapro đang chuẩn bị những công việc trước thềm IPO, tuy nhiên nhìn vào thực tế cho thấy phần nào “tiềm lực” của Hapro với việc đang “áng ngữ” hàng loạt mảnh đất vàng tại Thủ đô Hà Nội.
Trong số 183 cơ sở nhà, đất Hapro đang quản lý và sử dụng, có 32 địa điểm cơ sở nhà, đất Hapro ký hợp đồng thuê nhà đất với Nhà nước, không tính giá trị tài sản trên đất và đất thuê vào giá trị doanh nghiệp, phần diện tích Hapro xây dựng thêm được xác định vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Có 64 địa điểm có tài sản nhà là tài sản của doanh nghiệp, đất thuê của Nhà nước.
Trong đó có dự án 11B Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, đã tính vào giá trị vốn góp của Hapro tại CTCP Khách sạn Tràng Thi (đang nắm giữ 30%). Hiện Hapro đang đứng tên thuê đất, có trách nhiệm phối hợp với CTCP Khách sạn Tràng Thi và Sở TNMT Hà Nội để hoàn tất thủ tục đất đai, đầu tư dự án khách sạn tại 11B Tràng Thi.
Còn 63 cơ sở nhà, đất còn lại Hapro sẽ phải tiến hành đánh giá lại tài sản trên đất để xác định vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Trong đó, đáng chú ý có 3 cở sở nhà đất Hapro đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh dài hạn, đã thu tiền cho cả thời gian thuê bao gồm Dự án 11B Cát Linh rộng 17,720m2; 618m2 tại 362 Phố Huế và Dự án TTTM, văn phòng số 5 Lê Duẩn.
Ngoài ra, Hapro còn đang tham gia đầu tư vào 5 cở sở nhà, đất khác đang có tranh chấp. Đáng chú là có dự án Trung tâm kinh doanh chợ Thượng Đình tại 132 Nguyễn Trãi có diện tích đất hơn 3100m2. Dự án này Hapro hợp tác với CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất, hiện dự án bị tạm dừng do bà Châu Thị Thu Nga đã bị bắt. Hapro được sở hữu 2.200m2 sàn tại tầng 1 và 12 tỷ đồng từ lợi nhuận sau thuế ứng trước đã nhận 6 tỷ.
Bên cạnh đó, quỹ đất mà Hapro gián tiếp quản lý và sử dụng cũng khá lớn. Phần lớn quỹ đất này do các công ty con, công ty liên kết mà Hapro nắm phần lớn vốn góp.
Ngoài ra, quỹ đất mà Hapro gián tiếp quản lý và sử dụng cũng khá lớn, có thể kể đến như 42 khu đất của Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ Tràng Thi, 11 cở sở nhà đất của Công ty CP Đầu tư Long Biên và 8 khu mặt bằng thương mại của Hapro Holdings.
Bên cạnh đó là hàng loạt khu công nghiệp thực phẩm; trung tâm kinh doanh chợ đầu mối Bắc Thăng Long; dự án điểm đỗ xe; cụm nhà ở với diện tích đất lên đến hàng trăm nghìn m2...