Quy hoạch điện VIII: Giảm công suất điện mặt trời, tăng công suất điện gió

Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, công suất điện mặt trời giai đoạn 2031-2045 tại dự thảo Quy hoạch điện VIII còn quá cao, cần giảm thêm.
Quy hoạch điện VIII: Giảm công suất điện mặt trời, tăng công suất điện gió

Nội dung này được nêu trong thông báo kết luận của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (quy hoạch điện VIII).

Theo tờ trình của Bộ Công Thương ngày 21/2, tổng công suất nguồn đặt đến năm 2030 là 146.000 MW, giảm 9.000 MW so với bản trình hồi tháng 11/2021. Đến năm 2045, quy mô nguồn điện sẽ là 352.000 MW.

Thống nhất với kịch bản cơ sở này, song Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, công suất điện mặt trời giai đoạn 2031-2045 theo tính toán mà Bộ Công Thương đưa ra vẫn "còn quá cao", chiếm khoảng 25% cơ cấu công suất nguồn điện giai đoạn này.

Bộ Công Thương phải rà soát giảm quy mô nguồn điện mặt trời, thay vào đó là tăng nguồn điện gió ngoài khơi cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả.

Chính phủ cũng đồng ý với kiến nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về chuyển đổi nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2 sang sử dụng nguồn khí LNG nhập khẩu, vì đã đầu tư hạ tầng trung tâm điện lực Quảng Trạch cùng cho cả hai dự án Quảng Trạch 1 và 2.

Ngoài phương án cơ bản, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo thêm phương án chuyển đổi năng lượng, như chuyển đổi các dự án nhiệt điện than (Nam Định 1, Quảng Trị 1, Vĩnh Tân 3, Sông Hậu 2) sang điện khí hoặc năng lượng tái tạo. "Khi chuyển đổi thì tính khả thi trong đàm phán, chấm dứt cam kết với các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào?", thông báo kết luận của Văn phòng Chính phủ nêu.

Nếu phát triển điện hạt nhân sau 2035 để giảm nhiệt điện, điện khí nhằm giảm phát thải khí nhà kính, Phó thủ tướng yêu cầu làm rõ quy định về thủ tục báo cáo các cấp thẩm quyền cũng như mức độ ảnh hưởng đến môi trường của loại hình năng lượng này so với nhiệt điện, điện khí.

Cũng theo thông báo kết luận này, Bộ Công Thương cần nêu rõ các vấn đề xin ý kiến Thường trực Chính phủ, trong đó có việc xem xét đưa ra khỏi quy hoạch giai đoạn 2021-2030 các nguồn điện mặt trời đã có trong quy hoạch điện VII điều chỉnh, nhưng chưa triển khai, khoảng 6.500 MW.

Bộ cũng cần xin ý kiến thường trực Chính phủ việc đưa vào quy hoạch điện VIII tổng công suất điện mặt trời mái nhà, khoảng 7.765 MW do người dân, doanh nghiệp đã tự lắp đặt, để cho họ được hưởng mức giá 8,38 cent một kWh trong 20 năm theo Quyết định 13/2020.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...