Quý IV/2022, Hải Phát Invest chịu cảnh lợi nhuận gộp âm

Theo báo cáo tài chính quý IV/2022 của CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HPX) ghi nhận tăng trưởng âm ở nhiều chỉ tiêu quan trọng, lợi nhuận trước thuế giảm 73% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, quý IV/2022, doanh thu thuần của Hải Phát Invest đạt 327 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Do giá vốn cao hơn doanh thu (kinh doanh dưới giá vốn), lợi nhuận gộp âm 34 tỷ đồng.

Trong quý, hoạt động tài chính mang về 144 tỷ đồng doanh thu, giảm 58%, chủ yếu là lãi bán các khoản đầu tư. Tuy nhiên, với việc chi phí tài chính giảm 63% (đạt 50 tỷ đồng), chi phí bán hàng giảm 82% (đạt 1,8 tỷ đồng), chi phí quản lý giảm 51% (đạt 25 tỷ đồng) cùng với 9,5 tỷ đồng lợi nhuận khác, Hải Phát Invest đã có lợi nhuận trước thuế 42 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của Hải Phát Invest đạt 1.634 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 491 tỷ đồng, tăng 39%.

Doanh thu tài chính trong năm đạt 160 tỷ đồng, giảm 65%, nhưng chi phí tài chính còn lớn hơn gần 3 lần, đạt 346 tỷ đồng (tăng 41%), riêng chi phí lãi vay là 331 tỷ đồng.

Hải Phát Invest
Hải Phát Invest có một quý IV/2022 ảm đạm khi lợi nhuận gộp âm 34 tỷ đồng

Dù tiết giảm được chi phí bán hàng và chi phí quản lý, song kết năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Hải Phát Invest vẫn giảm 45%, đạt 226 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 142 tỷ đồng, giảm 56%.

Năm 2022, Hải Phát Invest đặt mục tiêu doanh thu 2.700 tỷ đồng và lợi nhuận 450 tỷ đồng. Như vậy, Hải Phát Invest mới hoàn thành được 60% mục tiêu doanh thu và 31% mục tiêu lợi nhuận.

Về tài sản, tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của HPX là 9.293 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Cơ cấu tài sản có điểm đáng chú ý là sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, tăng 22%, đạt 2.297 tỷ đồng; các khoản phải thu dài hạn tăng 2,4 lần, đạt 1.346 tỷ đồng. Hàng tồn kho duy trì ở mức cao, đạt 3.595 tỷ đồng. Như vậy, tổng giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu đạt 7.238 tỷ đồng, chiếm 78% tổng tài sản.

Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc năm 2022, nợ phải trả của HPX đạt 5.640 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm.

Điểm sáng là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng 39 lần, đạt 1.098 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ vay giảm 29%, đạt 3.317 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm nêu trên đạt 3.653 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Như vậy, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,54 lần.

Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh của HPX năm 2022 đạt 1.179 tỷ đồng (năm trước âm 2.832 tỷ đồng), chủ yếu do tăng được các khoản phải trả (991 tỷ đồng). Chính vì vậy, HPX giảm được đáng kể dòng tiền thu từ đi vay (đạt 1.432 tỷ đồng, giảm 72%). Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần cả năm vẫn âm 483 tỷ đồng, khiến lượng tiền và tương đương tiền cuối năm còn 151 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...