Rốt ráo thu hồi cổ phiếu Cảng Quy Nhơn

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang rốt ráo phối hợp với các bên liên quan để sớm thu hồi 30.312.262 cổ phiếu, tương đương 75,01% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn về sở hữu nh
Rốt ráo thu hồi cổ phiếu Cảng Quy Nhơn

Tín hiệu thuận

“Chúng tôi đang chờ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến phương thức thu hồi lô 75,01% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn từ Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành để triển khai sớm”, một nguồn tin từ Vinalines vừa cho biết. Nguồn tin này cũng xác nhận, Tổng công ty đã cân đối được hơn 400 tỷ đồng để thực hiện mua lại lô cổ phần Cảng Quy Nhơn từ Công ty Hợp Thành.

Trước đó, ngày 27/2, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về công tác thu hồi 75,01% cổ phần tại Cảng Quy Nhơn. Đây là cuộc họp đầu tiên của Chính phủ liên quan đến việc thu hồi cổ phần - công tác được đánh giá là phức tạp, chưa từng có tiền lệ kể từ khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn.

Theo thông tin do lãnh đạo Thanh tra Chính phủ công bố tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2019, tiến trình thu hồi lô cổ phần tại Cảng Quy Nhơn đang có nhiều tín hiệu thuận lợi với sự rốt ráo từ phía người bán và Bộ GTVT. “Theo báo cáo mới nhất và kết quả chúng tôi nắm được, đến nay, các bên đã thống nhất với nhau thực hiện các thủ tục về cơ bản là 75,01% cổ phần trước đây được Vinalines thoái để thu hồi về cho sở hữu nhà nước”, ông Bùi Ngọc Lam, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết.

Cảng Quy Nhơn chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào tháng 11/2013, với vốn điều lệ 404,099 tỷ đồng, trong đó Vinalines nắm giữ 30.312.262 cổ phiếu, chiếm 75,01% vốn điều lệ; nhà đầu tư chiến lược - Công ty Hợp Thành nắm giữ 5.033.924 cổ phiếu, chiếm 12,46% vốn điều lệ; còn lại được nắm giữ bởi cán bộ, công nhân viên, tổ chức công đoàn và một số nhà đầu tư khác.

Từ tháng 9/2015 đến nay, sau 2 lần thoái vốn (vào tháng 2/2015 và tháng 8/2015), Cảng Quy Nhơn đã không còn vốn nhà nước, trong khi số cổ phiếu do Công ty Hợp Thành nắm giữ tăng lên tới 86,23% vốn điều lệ. Nếu thu hồi 75,01% cổ phần được Thanh tra Chính phủ khẳng định là chuyển nhượng sai quy định, Công ty Hợp Thành chỉ còn nắm 7,422% vốn điều lệ và sẽ không có nhiều tiếng nói tại Cảng Quy Nhơn.

Hai giai đoạn

Cuối tháng 2/2019, Bộ GTVT đã có văn bản hủy bỏ 2 văn bản do Bộ này ban hành liên quan đến chuyển nhượng cổ phần Cảng Quy Nhơn. Với việc thu hồi cổ phần, Bộ liên tục thúc Vinalines và Công ty Hợp Thành tiến hành làm việc với nhau để thống nhất phương thức chuyển giao cổ phần, thanh toán tiền đã mua cổ phần.

Để đảm bảo lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phương thức chuyển giao. Trong thời gian chờ Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo, Vinalines đã thực hiện việc giám sát, theo dõi quá trình điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh của Cảng Quy Nhơn để đảm bảo duy trì sự ổn định và phát triển của Cảng Quy Nhơn.

Theo phân tích của các chuyên gia, để hoàn tất sớm kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, việc thu hồi lô cổ phần 75,01% tại Cảng Quy Nhơn về sở hữu nhà nước có thể phải trải qua 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, Vinalines sẽ thay mặt Nhà nước đứng ra hoàn trả cho Công ty Hợp Thành số tiền mà nhà đầu tư này đã mua từ cổ đông Nhà nước để tái sở hữu 30.312.262 cổ phiếu và hoàn tất các thủ tục pháp lý để đăng ký lô cổ phần này dưới hình thức sở hữu của Vinalines.

Trong giai đoạn II, Vinalines sẽ thanh toán cho Công ty Hợp Thành phần giá trị tăng thêm của lô cổ phần này dựa vào đóng góp của nhà đầu tư với kết quả kinh doanh của Cảng Quy Nhơn, cũng như các lợi ích khác trên cơ sở các quy định của pháp luật. “Đây thực sự là khó khăn lớn cho cả hai bên cũng như đơn vị tư vấn thẩm định giá do chưa từng có tiền lệ”, một chuyên gia cho biết.

Giá cổ phiếu của Cảng Quy Nhơn tăng đáng kể

Hiện chưa rõ việc xác định phần tăng thêm của lô cổ phần này sẽ được thực hiện trên nguyên tắc nào, nhưng chắc chắn giá cổ phiếu của Cảng Quy Nhơn đã tăng đáng kể sau khi các cổ đông tại đây đã bỏ ra hơn 622 tỷ đồng trong giai đoạn 2013 - 2017 để đầu tư nâng cấp hạ tầng. Hoạt động sản xuất - kinh doanh trong giai đoạn hậu cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn cũng rất tốt, khi lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 45 tỷ đồng, tăng 2,14 lần so với giai đoạn trước cổ phần hóa.

Theo Anh Minh/Baodautu

baodautu.vn/rot-rao-thu-hoi-co-phieu-cang-quy-nhon https://baodautu.vn/rot-rao-thu-hoi-co-phieu-cang-quy-nhon-d96364.html

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...